Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Thủ Tướng Thongsing THAMMAVONG

Ngày 16, tháng 11, năm 2013

Laos People’s Democratic Republic
Đề tài: Yêu Cầu Ngừng Xây Đập Don Sahong

Kính thưa Thủ Tướng,

Viet Ecology Foundation (VEF), một tổ chức dân sự (NGO) tại California, Hoa Kỳ xin bày tỏ mối lo ngại của chúng tôi về dự án Don Sahong và việc không tham vấn và thỏa hiệp với các quốc gia khác theo Hiệp Định Mekong 1995. Tác động xuyên biên giới trên môi sinh, dân cư, xã hội và kinh tế của Cam Bốt và Việt Nam chưa được đánh giá đúng mức. Chúng tôi yêu cầu chính phủ Lào duyệt xét Lá Thư Ngỏ của 28 tổ chức NGO công bố vào năm 2007. VEF cùng họ thỉnh cầu chính phủ Lào bãi bỏ dự án này.

Báo Cáo Tác động Tổng hợp của Dự án Thủy điện Don Sahong 2013 không hoàn chỉnh

Bản báo cáo tác động tổng hợp EIA/CIA năm 2013 do công ty National Consulting Company, cố vấn cho chủ thầu Mega First Corporation, đã phủ nhận các tác động trên ngư sinh của đập Don Sahong mặc dù Don Sahong sẽ chặn ngang dòng chảy Hou Sahong, sinh lộ độc nhất cho di ngư từ Viêt Nam và Cam Bốt trở về thượng nguồn vào mùa khô. Hơn thế nữa EIA/CIA của dự án này đã thiếu sót không thẩm định tác động xuyên biên giới xuống hạ lưu trên lãnh thổ Cam Bốt và Việt Nam.

Vi phạm Hiệp Định sông Mekong 1995

Mạng lưới song ngòi quốc tế IRN đã tường trình:“Phó Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Lào đã tuyên bố rằng dự án này (Don Sahong) sẽ không theo thủ tục tham vấn (các nước thành viên khác). Ông viện lẽ Don Sahong không phải là đập ngăn dòng chính vì không chắn hết cả chiều ngang dòng sông.”
 
Tuy nhiên IRN trích dẫn:“Theo Điều 5.1 của Hiệp Định 1995, Thủ tục về Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận sẽ phải áp dụng cho những dự án trong lưu vực năm trên dòng chính cần sử dụng nước vào mùa khô.”

Hou Sahong không phải là phụ lưu vì không có nguồn nước độc lập riêng biệt của nó. Do đó, Don Sahong Dam là đập trên dòng chính cần có tham vấn và thỏa hiệp (PNPCA) theo Hiệp Định Mekong 1995. Bất chấp quy định này là sự vi phạm tinh thần hợp tác quốc tế.




Công ước Helsinki 1992 - Tác động xuyên biên giới

Năm 2007, 34 nhà khoa học đã ký chung một Lá Thư Ngỏ từ trường Đại học Sydney gởi đến các chính phủ và định chế quốc tế có trách nhiệm về Mekong để trình bày mối quan tâm của họ về tác động của đập Don Sahong như sau:

“Tác động môi trường nghiêm trọng và tiêu cực nhất của con đập giáng xuống –điều cần quan tâm nhất cho dân cư sống hai bên Mekong và khắp phụ lưu trung và nam Lào, kể cả sông Xe Kong và các phụ lưu trong hai tỉnh Xe Kong và Attapeu, cũng như Cam Bốt, Việt Nam ở phía nam và Thái Lan ở phía bắc- là vào ngư sinh và ngư nghiệp. Đập Don Sahong sẽ ngăn dòng chảy chính trong vùng thác Khone mà đại đa số di ngư cần có sử dụng đặc biệt vào mùa khô để đi lên thượng nguồn từ Cam Bốt.”

“Nếu xây đập ở đó chặn lối, di ngư sẽ không còn vượt được thác Khone qua Bam Bốt để lên Lào. Đây sẽ là thiệt hại thu hoạch ngư nghiệp to lớn nhất cho toàn lưu vực.”

Word Wildlife Federation, WordFish Center, trường Đại học Wisconsin và Đại học Sydney đều cảnh báo về các tác động xuyên biên giới của đập Don Sahong. Nếu chính phủ Lào vẫn tiến hành xây đập Don Sahong, bất chấp Hiệp Định 1995, Lào có thể phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại cho Cam Bốt và Việt Nam theo tinh thần các luật quốc tế như Công ước Helsinki 1992 mà Hiệp Định Mekong 1995 dựa vào để giải quyết tranh chấp.

Nghĩa vụ quốc tế theo Luật Bảo Vệ Môi Trường 1999 của Lào
 
Đập Don Sahong sẽ gây rối loạn Siphandone, vùng bốn ngàn giang đảo, kho tàng thiên nhiên của dân tộc Lào. Không tham vấn và thỏa hiệp với lân bang như thế, Lào có lẽ đã vi phạm Luật Bảo vệ Môi Trường 1999 của Lào, Điều khoản 33 quy định rằng Lào sẽ: “thực hiện những ràng buộc của các công ước hiệp định môi sinh quốc tế mà Lào ký kết”.
 
Don Sahong đe dọa Ramsar Site của Cam Bốt và Việt Nam

Tiềm năng kinh tế của Mekong tuy suy giảm nhưng còn sinh động là nhờ vào sự phong phú và đa dạng sinh học hiếm có tại vùng thác Khone, tỉnh Chapasak của Lào, Ramsar Site Stung Treng của Cam Bốt và Ramsar Site Tràm Chim của Việt Nam. Mekong là nguồn sinh kế, lợi tức protein chính yếu của ba dân tộc Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Bất chấp tác động xuyên biên giới của Don Sahong xuống các Ramsar Site lân bang là hành động vi phạm Công Ước Ramsar 1971 mà Lào đã cam kết.

Bảo vệ cá heo Irrawaddy cá Pla Beuk khỏi tuyệt chủng

Sau cùng, giống cá heo Irrawaddy , giống cá cat fish khổng lồ Pla Buek và nhiều giống cá khác sẽ đi đến uyệt chủng nếu không còn di chuyển được tự do lên và xuống khúc sông ba quốc gia cùng chia sẻ.

Sự phân chia lợi ích và thiệt hại phi lý

Về lợi, với 260 MW, công suất từ Don Sahong chỉ ngang 10% tổng số công suất Lào đã sẵn có. Lào sẽ phải vĩnh viễn hy sinh Siphandone để lấy số điện năng nhỏ nhoi này; trong khi tiết kiệm năng lượng tiêu thụ thôi sẽ giúp Lào để dành gấp đôi công suất của Don Sahong mà không phải mất Siphandone. Dân Cam Bốt và Việt Nam không được hưởng lợi gì của Don Sanhong mà phải gánh chịu thiệt hại ngư nghiệp, bị lấy mất nguồn protein, nguồn nước sạch, nguồn phù sa và dinh dưỡng. Đó là an ninh sinh tồn của hàng triệu dân nghèo Cam Bốt và Viêt Nam, họ không thể nhân nhượng nhắm mắt để bị cướp mất.

Với những lý do trên, chúng tôi khẩn khoản yêu cầu chính phủ Lào hủy bỏ dự án Don Sahong, cất đi mối de dọa cho dân cư lưu vực, bảo toàn môi sinh cho thế hệ sau và chung sống hòa bình thân hữu với các dân tộc láng giềng.
Trân Trọng,

Phạm Phan Long, P.E.
Chairman
Viet Ecology Foundation


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét