Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

THỦ TƯỚNG HUN SEN VỚI THẢM HỌA MÔI SINH LỚN NHẤT KHI “TRÁI TIM BIỂN HỒ” NGƯNG ĐẬP

NGÔ THẾ VINH

TT HUN SEN VÀ NHỮNG CON ĐẬP MEKONG 
 
Tháng 11, 2010_ Thủ tướng Hun Sen, chỉ mới đây thôi, sau Hội Nghị Thượng Đỉnh ACMECS ở Nam Vang, lại một lần nữa đã bác bỏ mọi mối quan ngại về ảnh hưởng của các đập thủy điện trên thượng nguồn đối với dòng chảy sông Mekong. Ông khẳng định rằng chu kỳ lũ lụt hay hạn hán mới đây là hậu quả của thay đổi khí hậu / climate change và khí thải carbon / carbon emissions chứ chẳng liên hệ gì tới chuỗi những con đập thủy điện của Trung Quốc. (9)

Tháng 6, 2009_ Fred Pearce trong một tường trình Environment 360 Đại học Yale cho rằng xây đập chắn ngang sông Mekong là một đòn giáng nghiêm trọng / major blow đối với con sông Mekong dũng mãnh. Trung Quốc đang xây hàng loạt những con đập trên khoảng 2,800 dặm khúc sông Mekong thượng nguồn, sẽ giới hạn dòng chảy, làm mất đi chu kỳ lũ lụt hàng năm / annual flood pulse, con sông Tonle Sap chảy ngược vào Biển Hồ, như một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới. (12)

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

THỦY ĐIỆN VÀ VẤN ĐỀ LŨ LỤT Ở VIỆT NAM

Đỗ văn Tùng

GIỚI THIỆU

Mục đích của bài này có hai phần: (1) trình bày một số khái niệm căn bản của kỹ thuật thủy điện (hydropower engineering) cho những người không ở trong ngành chuyên môn này; và (2) bàn về vấn đề lũ lụt ở Việt Nam và vai trò các hồ chứa thủy điện. Một số danh từ kỹ thuật tiếng Việt được chua thêm tiếng Anh trong ngoặc đơn để làm rõ nghĩa hơn. Trong trường hợp phải đề cập một chi tiết nặng về kỹ thuật, phần chú thích ở cuối bài sẽ giải thích rõ hơn, tuy rằng khá vắn tắc, cho những độc giả “hiếu kỳ”.

Tác giả hy vọng là phần (1) sẽ giúp người đọc có một vốn liếng tối thiểu để có thể hiểu rõ hơn khi đọc một bản tin trên báo chí có ít nhiều liên quan đến thủy điện. Ví dụ lũ lụt làm vỡ đập có phải là một chuyện tự nhiên hay là một sai sót trong thiết kế và xây dựng? Thủy điện có thể giúp chống lũ được không hay có thể làm tình hình lụt lội ở hạ lưu trở nên tồi tệ hơn?

Phần (2) sẽ bàn về một vấn đề có tính thời sự ở Việt Nam là hồ chứa thủy điện và nhiệm vụ chống lũ (flood control) hay điều tiết lũ (flood regulation), và một số biện pháp đề nghị

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

MEKONG DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH

Đoàn Nhã Văn

MEKONG DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH

Phỏng vấn nhà văn Ngô Thế Vinh
Đoàn Nhã Văn / ĐNV_1. Thưa anh, từ bản Việt ngữ "Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch", bây giờ là phiên bản Anh ngữ "Mekong – The Occluding River" được xuất bản để gởi tới bạn đọc khắp nơi. Chủ đích của anh là muốn nhằm vào tầng lớp độc giả cụ thể nào (chẳng hạn: giới hàn lâm, học giả chuyên nghiên cứu về các con sông trên thế giới, chính quyền hay người dân các nước Đông Nam Á, giới trẻ Việt Nam trong các trường đại học .v.v.)? 

Ngô Thế Vinh / NTV_1. Với 2000 ấn bản tiếng Việt [kể cả lần tái bản trong cùng năm 2007] và audiobook Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, các thông tin cũng chỉ gửi tới được một con số giới hạn người Việt nơi các cộng đồng hải ngoại và một số rất ít về được trong nước. Từ 2009, khi “bản điện tử cuốn sách” được post Trên Kệ Sách Da Màu, sự phổ biến tương đối được mở rộng qua mạng internet.

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

SINH CẢNH TOÀN CẦU VÀ NHỮNG CON ĐẬP “MADE IN CHINA”

NGÔ THẾ VINH
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
“Nước trở nên quý, và càng quý hơn trong tương lai,
sẽ trở thành ‘Vàng Xanh’ của thế kỷ XXI”
“L’eau est devenue chère, et elle sera encore plus à l’avenir,
ce qui en fera l’Or Bleu du XXIe siècle”
Ricardo Petrella, 3/2000


NỬA TỈ NGƯỜI TRÊN HÀNH TINH NÀY

Cách đây 10 năm (11/ 2000) Ủy Hội Đập Thế Giới (WCD / World Commission on Dams), đã cho ấn hành một nghiên cứu rộng rãi trên toàn cầu về ảnh hưởng các con đập lớn và phát triển.

Mười năm sau 2010, Water Alternatives, là một nhóm độc lập gồm các nhà nghiên cứu, các chủ bút (independent academic online journal), đã cùng duyệt xét lại bản khảo sát của WCD, xem các con đập lớn hiện nay ảnh hưởng ra sao trên sinh cảnh môi trường, kinh tế xã hội và đời sống cư dân ven sông – khảo sát này không phải chỉ có thu hẹp trên những nạn nhân trực tiếp trên vùng xây đập bị cưỡng bách tái định cư mà bao gồm cả các cộng đồng dân cư phía hạ nguồn, tại 70 quốc gia nơi 120 con sông trên thế giới.

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010

Vị trí Bạch Long Vĩ trên bản đồ Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp Định Việt-Trung Năm 2000 và Google Earth

Phạm Phan Long P.E

 Tường trình của Ngọc Thu thuộc Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông viết đăng trên Bauxite VN ngày 11 tháng 4, năm 2010 [1] và trang mạng của anhbasam.com về tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ trên Vịnh bắc Bộ đã tăng thêm mối căng thẳng Việt-Trung. Những trích đọạn sau là dấu hiệu Trung Quốc (TQ) chưa nhìn nhận chủ quyền Việt Nam trên đảo Bạch Long Vĩ:

Theo tin từ các cơ quan truyền thông trong nước và báo chí nước ngoài trong mấy ngày qua, Trung Quốc đang tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ với Việt Nam. 

Cũng trong ngày 4-4, bản tin tiếng Trung trên tờ BBC có tựa đề: Nguyễn Minh Triết thăm các đảo trên biển Nam Hải, tuyên bố bảo vệ ‘chủ quyền’, với 2 chữ “chủ quyền” được đặt trong ngoặc kép. Bản tin này có đoạn “Việt Nam bắt đầu kiểm soát đảo Bạch Long Vĩ từ năm 1957, nhưng Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền Việt Nam trên hòn đảo này”. Nguyên văn như sau: 

南自1957年开始控制白龙尾岛,但中国不承认越南对该岛的主权。 


Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010

Khai thác thủy điện Lan Thương giang - Những hứa hẹn của Trung Quốc và quan điểm hạ nguồn

Phạm Phan Long P.E

Tóm lược về sông Lan Thương - Cửu Long

Lan Thương là một dòng sông quốc tế dài 4350 km phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Vân Nam, Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái, Cam Bốt vào sông Cửu Long tại Việt Nam. Sông Lan Thương có 5.000 mét thế năng nên Trung Quốc (TQ) đã khai thác thủy điện một cách đại quy mô trên dòng sông này. TQ đã xây nhiều hồ chứa vĩ đại để chạy nhà máy thủy điện, cung cấp điện cho đô thị, kỹ nghệ khai quặng mỏ, sản xuất, và bán cho Thái Lan và Việt Nam.

Dòng Lan Thương - Mekong là một hệ thống sinh thái phong phú thứ nhì của thế giới nay đang hứng chịu tác hại của các đại công trình TQ ở thượng nguồn. Dân tộc hạ nguồn cần biết rõ về chương trình này để đối phó với tác động thượng nguồn đổ xuống lưu vực và ảnh hưởng trên sự an tòan và sinh kế của họ. Tất cả những gì các quan chức và khoa học gia TQ tuyên bố hầu hết là liệt kê các mối lợi ích TQ sẽ mang cho hạ nguồn, nhưng không cam kết, và không đề nhận trách nhiệm nào hay đeề cập gì đến các tai hại mà hạ nguồn đang hứng chịu. TQ gạt bỏ sự lo ngại chính đáng là làm sao tránh các tai hại đã gây ra trên lưu vực sông Hòang Hà và Dương Tử không tái diễn trên lưu vực Lan Thương-Mekong.