Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

SÔNG MEKONG TRƯỚC NGUY CƠ 2012 VỚI “TINH THẦN MEKONG” LƯU VỰC CHÚNG TA CÙNG PHÁT TRIỂN

NGÔ THẾ VINH

Các quốc gia thành viên ký kết cùng đồng ý là “bằng mọi cố gắng phòng tránh, làm nhẹ hay giảm thiểu những hậu quả tác hại trên môi trường… do phát triển và xử dụng Lưu vực Sông Mekong.” Điều 7 trong "Hiệp Ước Hợp Tác Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Mekong" 1995.

“Sông Mekong đang bị đe dọa nghiêm trọng vì sự lạm dụng nguồn nước và hậu quả của biến đổi khí hậu. Nếu không có một chính sách khai thác thận trọng và hợp lý các nguồn tài nguyên sông Mekong, con sông hùng vĩ này không thể nào sống còn”. Abhisit Vejjajiva, Hua Hin MRC Summit 2010.

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long & VN 2020 Mekong Group


NỔ BÙNG THỦY ĐIỆN VÙNG HẠ LƯU
 
Khai thác thủy điện không phải chỉ có trên con sông Lancang – tên nửa chiều dài sông Mekong thuộc lãnh thổ Trung Quốc, mà ngay vùng hạ lưu cũng đang có hiện tượng “nổ bùng thủy điện / explosion of hydropower”. Chỉ riêng nước Lào nhỏ bé [diện tích chỉ lớn hơn tiểu bang Utah của Mỹ, dân số khoảng 6.5 triệu, ít hơn cả dân số thành phố Sài Gòn] vậy mà đã có hơn 77 dự án đập trên các phụ lưu và dòng chính sông Mekong, hoặc đã hoàn tất, hoặc đang xây hoặc sắp được triển khai. Phần lớn lượng điện sản xuất từ xứ Triệu Thớt Voi “Lane Xang – the land of a million elephants” này là nhằm thu về ngoại tệ, đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng [10-15% mỗi năm] của hai nước láng giềng là Thái Lan và Việt Nam.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

The Siem Reap Meeting A Fragile Agreement [12-08-2011] for the Free Flowing of the Mekong’s Mainstream

NGÔ THẾ VINH
To the Friends of the Mekong Group
& VN2020 Mekong Group

“Being an international river, the Mekong serves as a lifeline and a common thread linking the more than 70 ethnic minority groups living in the basin. A sustainable development policy and the preservation of the Mekong’s eco-system represent the two surest ways to safeguard the civilization of the river, the food supply of rice and fish, and the stability as well as peace of the entire Southeast Asian region. A hasty construction of the Xayaburi Dam with all its accompanying shortcomings would be tantamount to a policy of destructive exploitation that can potentially result in poverty down the road. But most importantly, it could lead to hot confrontations for the control of water and long lasting irreparable damages in the pursuit of development which will prove in the end a short-live one”

THE POTENTIALS FOR HYDROPOWER OF THE MEKONG

The Mekong meanders for 4,900 km and more than half of which or 2,700 km lies outside the Chinese borders. It is in Laos that we find the longest section (1,880 km) of the Mekong running within a national territory.

The estimated potential for hydroelectricity of the Mekong is reported at 53,000 MW. For the Lower Mekong alone, the estimated hydropower output of the tributaries can add another 35,000 MW to that total. A number of dams already built on those tributaries are being actively exploited and can generate quite a big load of electricity. A case in point is the Nam Theun2 that boasts a capacity of 1,070 MW - almost equal to that of the Xayaburi projected for construction on the Mekong’s main stream. The Nam Theun 2 went into operation in March of 2010. According to plan, 30 dams on the tributaries will start operating in 2015 and another 30 will be built by the end of 2030. [4] [Science, April 23, 2010, p.414]