Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

THANH GƯƠM DAMOCLES TREO LƠ LỬNG TRÊN ĐẦU CHÚNG TA



Tô Văn Trường

Tổng quan

Nước là nguồn sống cho nhân loại.  Các nhà khoa học đã thống kê tổng sản lượng nước trên thế giới gồm: 97,5% nước biển (mặn) và chỉ 2,5% nước ngọt. Trong 2,5% này, chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm, và phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc và Nam cực. Trong số 0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6% sông ngòi, 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí, và phần còn lại gồm các vùng đất ướt. Theo ước tính, có 70% lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, 20% cho kỹ nghệ, và 10% cho sinh hoạt gia đình. 

Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ m3 tại châu thổ, chảy qua 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Đến nay, 6 bậc thang thủy điện Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Công (Langcang) đã hoàn thành (từ 2012), nâng tổng số dung tích hữu ích của các hồ ở Trung Quốc đã lên đến hơn 22 tỷ m3 nước. Từ khi hoàn thành, việc vận hành các công trình này đã làm thay đổi đáng kể dòng chảy cả mùa lũ và mùa khô so với qui luật tự nhiên, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và khó khăn cho điều hành sản xuất.

Rừng và con người



Thái Công Tụng

Abstracts

Classification of various types of forests, role of forests, forest problems in Viet Nam are discussed

1.Tổng quan. 
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố năm 2011 là năm quốc tế về rừng để báo động về sự tàn phá rừng một cách đại quy mô với trung bình 350km2 rừng bị mất đi  mỗi ngày, làm tổn thương sự  đa dạng sinh học và làm tăng thêm sự sưởi nóng toàn cầu.

Trái Đất xưa kia rất nhiều rừng; rừng che phủ mọi nơi; sự mục rửa cây cối trong những điều kiện nhất định đã tạo nên dầu hoả, mỏ than. Xưa kia, người thưa thớt, sống du mục, săn bắn. Nhưng dần dà, dân đông, nhu cầu chất đốt, nguyên liệu làm nhà cửa, đồ mộc nên con người khai thác rừng làm diện tích rừng thu hẹp.
Nếu có ai hỏi hãy tìm chỉ một cá thể duy nhất vừa bảo đảm đất giàu, vừa điều hòa được nước và lụt, vừa phát sinh hơi nước, vừa tồn trữ cacbon, vừa thanh lọc không khí, vừa điều hòa nhiệt độ, vừa chứa động vật và thực vật, vừa làm đẹp cảnh quan thì chắc hẳn câu trả lời đó là một cây và cây lại là một phần của rừng.. Con người từ thời thượng cổ cách đây mấy trăm ngàn năm cũng phải dựa vào rừng mà sống:  săn bắn, củi đốt, làm nhà, thuốc thang đều nương vào rừng. Không rừng, con người không có nguyên liệu, không muông thú để săn bắn.. Trong bài quốc ca của Việt Nam thời trước 1945, còn gọi là Đăng Đàn Cung, có câu hát: 
        Kìa núi vàng bể bạc, có sách trời, sách trời định phần.. 
Núi vàng không phải là núi có vàng mà ý nói là núi chứa đựng nhiều tài nguyên trong đó rừng là một. Rừng chính là vàng xanh; rừng còn qúy hơn vàng vì rừng ảnh hưởng đến khí hậu, đến thủy văn, đến sức khoẻ con người. Qủa vậy, rừng có nhiều chức năng liên hệ đến môi trường thiên nhiên và nhân văn.

Biến đổi khí hậu và con người

Thái Công Tụng
 
Đầu tháng 12 năm  2015  có cuộc  đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh  tại Paris (Pháp) , với hàng trăm nguyên thủ các nước để cùng bàn thảo kế hoạch chung, hầu đối phó với hiện tượng khí hậu biến đổi . Như vậy, biến đổi khí  hậu  phải có một tầm  quan trọng  đặc biệt  lắm  thì  Liên Hiệp  Quốc  mới  tổ chức  hội  nghị  nói trên . Cần  biết  không  phải đây là lần đầu tiên mà  là hội  nghị  thứ 21 về Biến  Đôi  Khí  Hậu, còn các hội nghị trước diễn ra tại nhiều nơi  khác  trên thế giới chỉ  là những cuộc tọa đàm giữa các chuyên gia.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

BÌNH LUẬN Ý KIẾN CỦA GS VÕ TÒNG XUÂN

TS Tô Văn Trường

Dear  nhà báo Duy Chiến

Cám ơn bạn đã có nhã ý mời tôi cùng tham gia tọa đàm với Gs Võ Tòng Xuân  trên diễn đàn của VNN xung quanh vần đề hạn mặn khốc liệt đang diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Tôi quen biết Gs Võ Tòng Xuân từ đầu thập niên 80 (khi Gs vào thăm AIT, nơi tôi đang theo học).  Kỷ niệm đáng nhớ nhất với Gs Xuân , cách đây khoảng chục năm đã “rủ rê” tôi cùng sang Siera Leon (Tây Phi) giúp nước bạn làm thí điểm mô hình trồng lúa nước. Đây là việc làm mang tính từ thiện vì có anh Sơn là giám đốc IMC bỏ ra hàng trăm nghìn đô la để tài trợ giúp nước bạn. Ba anh em đã lặn lội, khảo sát ngoài hiện trường, Gs Xuân lo về giống lúa, biện pháp canh tác, tôi làm thủy lợi, sử dụng trạm bơm nổi đưa nước theo kênh lên cánh đồng lúa làm thí điểm. Chuyến đi năm ấy để lại biết bao kỷ niệm ở nơi xứ người, đoàn VN đã được Phó Tổng thống, và Bộ trưởng Bộ nông nghiệp Siera Leon tiếp đón trọng thị, ân cần vv...

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Damming the Mekong - the myth of 'sustainable hydropower

Tom Fawthrop

Dam builders have a new mantra, writes Tom Fawthrop: 'sustainable hydropower'. Repeated at every opportunity, it is based on the unproven idea that large dams can be made 'sustainable' by promising future 'mitigation'. And so it is at the Don Sahong dam in Laos which is about to devastate the mighty Mekong and the 60 million people who depend on it for food and livelihood.


"The evidence is conclusive: Large dams in a vast majority of cases are not economically viable. Instead of obtaining hoped-for riches, emerging economies risk drowning their fragile economies in debt owing to ill-advised construction of large dams."