Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010

Vị trí Bạch Long Vĩ trên bản đồ Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp Định Việt-Trung Năm 2000 và Google Earth

Phạm Phan Long P.E

 Tường trình của Ngọc Thu thuộc Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông viết đăng trên Bauxite VN ngày 11 tháng 4, năm 2010 [1] và trang mạng của anhbasam.com về tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ trên Vịnh bắc Bộ đã tăng thêm mối căng thẳng Việt-Trung. Những trích đọạn sau là dấu hiệu Trung Quốc (TQ) chưa nhìn nhận chủ quyền Việt Nam trên đảo Bạch Long Vĩ:

Theo tin từ các cơ quan truyền thông trong nước và báo chí nước ngoài trong mấy ngày qua, Trung Quốc đang tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ với Việt Nam. 

Cũng trong ngày 4-4, bản tin tiếng Trung trên tờ BBC có tựa đề: Nguyễn Minh Triết thăm các đảo trên biển Nam Hải, tuyên bố bảo vệ ‘chủ quyền’, với 2 chữ “chủ quyền” được đặt trong ngoặc kép. Bản tin này có đoạn “Việt Nam bắt đầu kiểm soát đảo Bạch Long Vĩ từ năm 1957, nhưng Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền Việt Nam trên hòn đảo này”. Nguyên văn như sau: 

南自1957年开始控制白龙尾岛,但中国不承认越南对该岛的主权。 


Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010

Khai thác thủy điện Lan Thương giang - Những hứa hẹn của Trung Quốc và quan điểm hạ nguồn

Phạm Phan Long P.E

Tóm lược về sông Lan Thương - Cửu Long

Lan Thương là một dòng sông quốc tế dài 4350 km phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Vân Nam, Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái, Cam Bốt vào sông Cửu Long tại Việt Nam. Sông Lan Thương có 5.000 mét thế năng nên Trung Quốc (TQ) đã khai thác thủy điện một cách đại quy mô trên dòng sông này. TQ đã xây nhiều hồ chứa vĩ đại để chạy nhà máy thủy điện, cung cấp điện cho đô thị, kỹ nghệ khai quặng mỏ, sản xuất, và bán cho Thái Lan và Việt Nam.

Dòng Lan Thương - Mekong là một hệ thống sinh thái phong phú thứ nhì của thế giới nay đang hứng chịu tác hại của các đại công trình TQ ở thượng nguồn. Dân tộc hạ nguồn cần biết rõ về chương trình này để đối phó với tác động thượng nguồn đổ xuống lưu vực và ảnh hưởng trên sự an tòan và sinh kế của họ. Tất cả những gì các quan chức và khoa học gia TQ tuyên bố hầu hết là liệt kê các mối lợi ích TQ sẽ mang cho hạ nguồn, nhưng không cam kết, và không đề nhận trách nhiệm nào hay đeề cập gì đến các tai hại mà hạ nguồn đang hứng chịu. TQ gạt bỏ sự lo ngại chính đáng là làm sao tránh các tai hại đã gây ra trên lưu vực sông Hòang Hà và Dương Tử không tái diễn trên lưu vực Lan Thương-Mekong.