VEF Press


Tuyên Bố Báo Chí

Trung Quốc phải chấm dứt nhúng tay vào thủy điện và gây mâu thuẫn tại khu vực Hạ Lưu Mekong

Tháng 2, 2016

Bốn quốc gia Hạ lưu Mekong (LMB)- Lào, Thái Lan,Cam Bốt và Việt Nam đã ký Hiệp Ước quốc tế sông Mekong năm 1995.  Mục đích cơ bản của hiệp định 1995 là: “sự hợp tác giữa các quốc gia hạ lưu Mekong để nhằm đạt được tiềm năng lợi ích một cách bền vững và ngăn ngừa việc sử dụng phí phạm nguồn nước trong lưu vực.”

Bốn quốc gia LMB đã ký thêm cam kết về thể lệ hay Mekong Procedure năm 2003, mục đích quy định việc hợp tác phải qua tiến trình tham vấn trước và thỏa hiệp, theo đó” “thỏa hiệp trước không phải là quyền phủ quyết và cũng không phải là quyền đơn phương sử dụng nước bởi bất cứ thành viên nào bất chấp những nước khác trong lưu vực.”

Theo tờ Vientiane Times tường trình, ngày 5 tháng 1, 2016 Lào đã tổ chức một buổi lễ theo nghi thức Phật giáo để đánh dấu việc khởi động xây dựng dự án thủy điện Don Sahong. Phụ tá bộ trưởng năng lượng và khoáng sản ông Viraphonh Viravong đã tuyên bố rằng” “nhà thầu đã thực hiện dự án này theo đúng kế hoạch và được sự hậu thuẫn không những của dân cư địa phương mà còn bởi những người nước ngoài, những nhà khoa học và những chuyên viên về thủy lực.” Lời tuyên bố này không chính xác và việc nói sai sự thật tại một buổi lễ theo nghi thức Phật giáo là một hành động rất đáng tiếc từ một viên chức Phật giáo Lào.

Bốn nước hạ lưu sông Mekong đã không hợp tác tốt để đạt mục đích của hiệp định họ đã ký kết, thay vào đó các thành viên không những cố gắng tránh né thi hành hiệp định đứng đắn mà còn cố ý vi phạm đi ngược thường lệ quốc tế. Lào đã tiến hành xây đập Xayaburi vào thánhg 3, 2012 và đập Don Sahong vào tháng 1, 2016. Lào có kế hoạch xây bốn đập khác nữa trên dòng chính hạ lưu sông Mekong bất chấp những tác động nghiêm trọng xuyên biên giới xuống Cam Bốt và Việt Nam. Nghiên cứu Đánh giá Tác động Môi trường năm 2010 của ICEM, Đánh giá các Kịch bản Phát triển toàn Lưu vực  năm 2011 của Mekong Commission và Cách Tiếp Cận Phát Triển Tài Nguyên Nước năm 2011 của đại học Portland [1] đều kết luận rằng những dự án thủy điện tại hạ lưu Sông Mekong không khả thi về kinh tế và không bền vững về môi sinh.

Theo một báo cáo từ đại học Mae Fah Luang [2] do OXFAM bảo trợ, dưới kịch bản của 11 con đập LMB, Mekong Lào và Thái sẽ được hưởng $14 tỉ lợi tức và Cam Bốt và Việt Nam phải gánh chịu $36 tỉ thiệt hại (250% lợi tức). Tác nhân xây đập, Lào sẽ được hưởng $2 tỉ lợi tức trong khi thiệt hại cho láng giềng gấp 14 lần số lợi tức đó. Lào có thể chia chác số lợi tức này cho 5 triệu dân Lào, nhưng đó vẫn là hành động thiếu lương tâm. Lào là một quốc gia có truyền thống Phật giáo sao lại có thể can tâm gây thiệt hại nặng nề như thế trên kế sinh nhai của 30 triệu người Việt và Căm Bốt, gấp sáu lần dân số nước Lào.

Lào không thể hành động gây thiệt hại bất chấp những nước láng giềng như thế nếu không có sự yểm trợ về tài chính, kinh tế, kỹ thuật và chính trị từ Trung Quốc. Trung Quốc là nhà thầu cho dự án thủy điện Pak Beng, Pak Lay và Sanakham. Trung Quốc còn là nhà thầu về kỹ thuật và quản trị cho dự án Don Sahong.

Xét rằng số tỉ lệ lợi bất cập hại, sự phân bố lợi tức và thiệt hại đầy phi lý, tác động xuyên biên giới  nghiêm trọng, và hậu quả môi sinh không bền vững:

Viet Ecology Foundation mãnh liệt phản đối hành động đơn phương xây dựng các đập LMB của chính phủ Lào và sự vi phạm hiệp định Mekong 1995. 

Viet Ecology Foundation kêu gọi tất cả dân cư Cam Bốt và Việt Nam gây áp lực lên chính quyền chận đứng những dự án thủy điện của Lào và tránh tai họa giáng xuống hạ lưu. 

 
Viet Ecology Foundation kêu gọi sự quan tâm của thế giới về việc Trung Quốc đang đứng sau những dự án thủy điện trên đất Lào. Chúng tôi mãnh liệt phản đối Trung Quốc đã xuất cảng việc phát triển hủy hoại môi sinh từ Vân Nam xuống hạ du và gây mâu thuẫn giữa các nước trong khu vực.

Tài liệu tham khảo

[1] Costanza et al, July 2011, Planning Approaches for the Water Resources in the Lower Mekong Basin, Portland State University and Mae Fah Luang University.

[2] Apisom Intralawan et al, 2015, Working Paper on Economic, Environmental and Social Impacts of Hydropower Development in the Lower Mekong Basin, Mae Fah Luang University.


--------------------------------------------------------------------------

Press Release

China must stop involving in Lower Mekong hydropower conflict 

February 14, 2016

The four Lower Mekong Basin (LMB) countries—Laos PDR, Thailand, Cambodia and Vietnam signed an international agreement in 1995. A fundamental objective of the 1995 Mekong Agreement is cooperation among LMB countries to achieve ‘the full potential of sustainable benefits to all riparian countries and the prevention of wasteful use of Mekong River Basin waters.”

The four LMB countries signed the Mekong Procedure in 2003 that requires the states to cooperate through a consultation and agreement process in which “Prior consultation is neither a right to veto the use nor unilateral right to use water by any riparian without taking into account other riparians' rights.”

Vientiane Times reported that on January 5th, 2016, that Laos held a Buddhist ceremony to mark the construction of the Don Sahong Hydropower project. Deputy Minister of Energy and Mines, Mr. Viraphonh Viravong, reportedly said: “The developer had carried out the project as planned and had been well supported not only by local people but also people overseas, scientists, and experts in the hydropower field.”  His statement is untrue and making such a false statement at a Buddhist ceremony is regrettable for a Laos Buddhist official.  

The four LMB countries have not worked well towards its objectives.  Instead, they have strived to circumvent the agreement and even break it. Laos has proceeded to build Xayaburi Dam in March 2012 and Don Sahong Dam in January 2016. Laos plans to build four more dams on the LMB mainstream without any regard for the potential significant transboundary impacts to Cambodia and Vietnam. Strategic Environmental Assessment by ICEM (2010), Assessment of Basin-wide Development Scenarios by Mekong River Commission (2011) and Planning Approaches for the Water Resources in the Lower Mekong Basin at Portland University (2011) [1] all conclude that the LMB hydropower projects are economically unfeasible and environmentally unsustainable.

According to an OXFAM working paper at Mae Fah Luang University [2], under the eleven LMB dam scenario, Laos and Thai are to reap a $14.4 billion benefit and Cambodia and Vietnam are to bear the $36.2 billion cost—250% of that benefit. The main dam building actor, Laos, is projected to gain $2.6 billion while the above cost to its neighbors is almost 14 times that gain. Laos may promise that the five million Laotians are to share the gain, but it is unconscionable for Laos, a traditionally peaceful Buddhist nation, to cause such severe harm to the livelihood of thirty million Cambodian and Vietnamese people (six times the population of Laos) living downstream.

Laos’ sudden and bold move against its neighbors would be inconceivable without the direct encouragement, economical, technical and political support from China. China is the chosen contractor for the Pak Beng, Pak Lay and Sanakham hydropower projects. China is the procurement and engineering contractor for Don Sahong project.

Considering the irrational cost/benefit ratio, the outrageous inequitable distribution of benefits and cost, the significant transboundary impacts, and the environmental unsustainability of the eleven LMB dams:
  • Viet Ecology Foundation strongly protests the Laos government’s unilateral action in building the LMB dams in violation of the 1995 Mekong Agreement.    

  • Viet Ecology Foundation calls on the Cambodian and Vietnamese people to pressure their governments to stop Laos hydropower projects and avert its catastrophe. 
  • Viet Ecology Foundation calls the world’s attention on the fact that China is actually behind the dam projects in Laos and strongly protests China’s policy of inciting regional instability and exporting environmental destruction to the LMB.
References

[1] Costanza et al, July 2011, Planning Approaches for the Water Resources in the Lower Mekong Basin, Portland State University and Mae Fah Luang University.

[2] Apisom Intralawan et al, 2015, Working Paper on Economic, Environmental and Social Impacts of Hydropower Development in the Lower Mekong Basin, Mae Fah Luang University.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét