Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Sự đe dọa của đập Don Sahong ở Lào

Giữa lúc người dân miền Trung đang gánh nhận thảm họa của hệ thống thủy điện vừa và nhỏ, thì một mối nguy khác của những đập thủy điện lớn bên nước Lào láng giềng đang đe dọa cuộc sống của người dân đồng bằng sông Cửu Long.


Con đập Xayaburi đã chắn ngang dòng chính Mekong (khởi công ngày 07/11/2012)
Courtesy ngothevinh
 
Đã có những hoạt động phản đối các đập này từ các tổ chức phi chính phủ Campuchia và Việt Nam. Kỹ sư Phạm Phan Long, một người tham gia nhiều các dự án hạ tầng tại California, đồng thời là thành viên của một tổ chức phi chính phủ đấu tranh cho môi trường là Việt Ecology, theo dõi rất sát các diễn biến xung quanh dự án con đập Don Sahong. Ông dành cho Kính Hòa cuộc nói chuyện về vấn đề này.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Lũ miền Trung, vì sao nên nỗi ?

Giới thiệu: Năm nay trận bão Hải Yến đã gây thiệt hại và tang thương cho dân cư miền Trung đồng thời gây sôi nổi dư luận xã hội về trách nhiệm của các hồ chứa thủy điện khi xả nước xuống trong lúc lũ lụt, tăng thêm mức độ hủy hoại, thậm chí còn hủy hoại cho dân cư các khu vực không có lũ lớn. Ông Nguyễn Thái Nguyên đã đặt câu hỏi và lý giải các sự việc đã gây ra biến đổi môi trường và đem hậu quả tai hại cho khu vực. Tia Sáng đã đăng bài này vào ngày 4 tháng 12, 2013. Tất cả các nguyên nhân ông Nguyên trình bày dẫn người đọc đến một thủ phạm chung đó là thất sách trong kế hoạch phát triển. Chính phủ đã bất chấp an nguy dân cư, coi thường hậu quả môi sinh xã hội, không sợ trách nhiệm và đã tận lực phá rừng, cắt sông và vơ vét thiên nhiên. Trong lúc dân cư căng thẳng không được trấn an, PTT Hoàng Trung Hải đã nhanh chóng trấn an các chủ đập là họ đã xả lũ "đúng quy trình". Chỉ một vài người chết vài căn hộ cuốn đã là sai, hàng năm vẫn có nhiều người chết nhiều nhà đổ và hồ vẫn xả dù theo quy trình, vẫn cứ thế mà làm là xúc phạm nạn nhân, coi thường tri thức dân cư và rõ hơn chính là ngu xuẩn.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Đi tìm giải pháp phát triển hài hòa và công bằng cho hạ lưu sông Mê Kông

Xin giới thiệu cùng các bạn buổi họp về Mekong do Thien Nhien PAN Nature và Stimson Center vừa tổ chức tại Hà Nội. Đây là vấn đề khai thác phát triển và bảo vệ quyền lợi công bằng giữa các dân tộc sống cùng chung trên một lưu vực. Nhưng bốn chính quyền Lower Mekong kể cả VN đang thi nhau khai thác thuỷ điện gây huỷ hoại trên khắp các phụ lưu của mình. Nay Lào đã ngang nhiên xây Xayaburi và thêm Don Sahong chặn ngang dòng chính bất chấp các phản đối.

Những cuộc thảo luận này nên tổ chức rộng ở khắp lưu vực và có sự tham dự cùa dân cư cả bốn nước, các tổ chức NGO, và có đại diện chính quyền để ghi nhận và trả lời thắc mắc thì giá trị và khả năng có ảnh hưởng chính trị và đi vào chính sách.

Cơ chế MRC không đủ chặt chẽ để ràng buộc thành viên tuân thủ hiệp định và tôn trọng nghĩa vụ quốc tế. GMS và ADB tuy không tham gia vào tài trợ thuỷ điện nhưng là một đồng minh rất trung thành đã không từ chối tài trợ các dự án đường xá, cầu cống và mạng lưới dẫn thuỷ điện đi đến các đô thị để bán cho giới khai thác kiếm lời.

Không phải chỉ có nông dân và ngư dân Cam Bốt và Việt Nam sẽ hứng chịu hết các hậu quả, mà Sông Mekong sẽ không còn là mạch sống cho toàn thể cư dân sống trong lưu vực

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

XAYABURI – ONE YEAR LATER: DON SAHONG – THE SECOND MAIN STREAM DAM IN LAOS

NGÔ THẾ VINH

To the Friends of the Mekong Group

“Rice production in the Vietnamese Mekong Delta is further threatened by the building of the next dam on the main stream, the Don Sahong Dam in Southern Laos. This dam will block the Mekong’s main stream just before the famous Khone Falls, reducing its flow and endangering the Ramsar site of Siphandone and the crops and fisheries downstream. We observed that dry season rice areas are being expanded in Northeast Thailand, Southern Laos and Cambodia. Substantial water abstraction is occurring in these areas. During the past several years water supply during the dry season in the Mekong Delta was reduced severely, resulting in saline intrusion as far as 80 km further inland, adversely affecting crop yields. We call on the Lao government as well as the Malaysian investors to refrain from altering the main stream of the Mekong River to save the Lower Mekong environment and people.” [26-10-2013] Prof. Võ Tòng Xuân, Rector Emeritus An Giang University, Vietnam.

DON SAHONG - THE SECOND DOMINO 

Only twelve months after the ground breaking ceremony on 11/ 07/ 2012 for the Xayaburi Dam (1,260MW), sooner than expected, Laos took the much controversial step to give the green light for the construction of the Don Sahong Dam (260 KW). On October 3, 2013 the Lao government advised the MRC of its intention to build the second run-of-river Don Sahong Dam across the Mekong’s main stream in the Khone Falls/ Siphandone area of Champasak Province located only 2km from its southern border with Cambodia. The Lao government has yet to make official the project’s final design and other details concerning the Don Sahong Dam. Preliminary information shows that this dam would be 30m in height, 100m in width, and situated on the 5km long Hou Sahong Water channel. [5]

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

XAYABURI MỘT NĂM SAU: DON SAHONG CON ĐẬP DÒNG CHÍNH THỨ HAI CỦA LÀO

NGÔ THẾ VINH

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

“Sản xuất lúa gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long bị đe dọa hơn nữa do xây con đập thứ hai Don Sahong ở Nam Lào. Con đập chắn ngang dòng chính Mekong ngay trước khi đổ vào vùng Thác Khone, sẽ làm giảm dòng chảy, gây nguy hại cho khu bảo tồn Ramsar Siphadone, cho mùa màng và ngư nghiệp dưới nguồn. Chúng tôi đã chứng kiến những cánh đồng lúa lan rộng trong mùa khô trên khắp các vùng Đông Bắc Thái, Nam Lào và Cam Bốt, đã rút đi một lượng nước sông rất đáng kể trong vùng. Nhiều năm qua, nguồn nước cung cấp cho các vụ lúa mùa khô nơi ĐBSCL đã bị sút giảm nghiêm trọng, hậu quả là nạn nhiễm mặn tiến sâu vào đất liền xa tới 80 km và gây tổn hại cho mùa màng. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Lào và các nhà đầu tư Mã Lai hãy tự tiết chế không gây tác hại thêm cho dòng chính sông Mekong nhằm bảo vệ môi sinh và cư dân nơi hạ nguồn.” [26-10-2013] Gs. Võ Tòng Xuân, Nguyên Viện trưởng Đại Học An Giang.

DON SAHONG CON DOMINO THỨ HAI 

Chỉ mới 13 tháng sau, không lâu sau lễ động thổ con đập Xayaburi 1,260 MW ngày 07/ 11/ 2012, [3] Lào đã tiến xa thêm một bước nữa, nhanh hơn dự kiến khi quyết định xây con đập Don Sahong 260 MW gây rất nhiều tranh cãi. Ngày 3 tháng 10, 2013, chính phủ Lào thông báo cho MRC về quyết định xây con đập dòng chính thứ hai: Don Sahong, là một con đập-dòng-chảy / run-of-river dam nằm trong vùng Thác Khone / Siphadone thuộc tỉnh Champasak, Nam Lào chỉ cách biên giới Cam Bốt 2 km. Lào chưa công khai đưa ra một đồ án chính thức / project’s final design và chi tiết về con đập Don Sahong. Nhưng sơ khởi chỉ được biết con đập cao 30m, có chiều ngang rộng 100m, trụ trên suốt chiều dài 5km của hẻm nước /water channel Hou Sahong. [5]