Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010

Vị trí Bạch Long Vĩ trên bản đồ Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp Định Việt-Trung Năm 2000 và Google Earth

Phạm Phan Long P.E

 Tường trình của Ngọc Thu thuộc Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông viết đăng trên Bauxite VN ngày 11 tháng 4, năm 2010 [1] và trang mạng của anhbasam.com về tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ trên Vịnh bắc Bộ đã tăng thêm mối căng thẳng Việt-Trung. Những trích đọạn sau là dấu hiệu Trung Quốc (TQ) chưa nhìn nhận chủ quyền Việt Nam trên đảo Bạch Long Vĩ:

Theo tin từ các cơ quan truyền thông trong nước và báo chí nước ngoài trong mấy ngày qua, Trung Quốc đang tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ với Việt Nam. 

Cũng trong ngày 4-4, bản tin tiếng Trung trên tờ BBC có tựa đề: Nguyễn Minh Triết thăm các đảo trên biển Nam Hải, tuyên bố bảo vệ ‘chủ quyền’, với 2 chữ “chủ quyền” được đặt trong ngoặc kép. Bản tin này có đoạn “Việt Nam bắt đầu kiểm soát đảo Bạch Long Vĩ từ năm 1957, nhưng Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền Việt Nam trên hòn đảo này”. Nguyên văn như sau: 

南自1957年开始控制白龙尾岛,但中国不承认越南对该岛的主权。 


Hai ngày sau, ngày 6-4, bản tin tiếng Trung trên tờ Nhân dân Nhật báo nói về việc Việt Nam lợi dụng chức Chủ tịch để thảo luận vấn đề biển Đông trong Hội nghị Thượng đỉnh Asean, bài viết có đoạn: “Việt Nam bắt đầu kiểm soát đảo Bạch Long Vĩ từ năm 1957, nhưng Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền Việt Nam trên hòn đảo này”. Nguyên văn trong bài báo: 

越南自1957年开始控制白龙尾岛,但中国不承认越南对该岛的主权。 


Ngày 9-4, mạng Sina cũng có đăng bài nói tới “tin vui” về việc Trung Quốc sắp lấy lại các đảo ở Việt Nam, trong đó có đảo Bạch Long Vĩ. Bài báo còn nói rằng, trong Hiệp định phân vịnh Vịnh Bắc Bộ, hai nước chỉ phân chia vùng biển, chứ không nói đến chủ quyền của hòn đảo Bạch Long Vĩ và Việt Nam chỉ tạm thời giữ đảo Bạch Long Vĩ chứ không có chủ quyền.
 
TQ và Việt Nam đã ký Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ (HĐ )[2] do hai Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Duy Niên và Đường Gia Triền ký ngày 15 tháng 2, năm 2000, đã có hiệu lực từ ngày 15 tháng 6, năm 2004; trong đó có bản đồ “đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đọan thẳng ranh giới”.


Bản đồ 1: Vịnh Bắc Bộ trong Hiệp Định Việt Trung năm 2000

Bản đồ 1 trên của HĐ có ghi tên đảo Bạch Long Vĩ (BLV) bên nằm ở phía Tây đường phân định và trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ:Exclusive Economic Zone ) của Việt Nam, hòn đảo này trên bản đồ qúa nhỏ rất khó thấy. Bản đồ trên đã không có tọa độ cho hai trục X và Y và tỉ lệ bản đồ theo như tiêu chuẩn trong công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS Article 16) [3].

Nhờ vào bảng tọa độ trong Điều 2 củA HĐ có đầy đủ tọa độ của 21 điểm phân định, Bản đồ 2 sau đây đã được vẽ ra bằng phương pháp định vị bản đồ của Google Earth, và xác định rõ rang được vị trí đảo Bạch Long Vĩ trên Vịnh Bắc Bộ hòan tòan nằm ở phía Tây đường phân định đã thỏa thuận.

Theo Điều 1 Đọan 1 của HĐ thì HĐ năm 2000 được căn cứ vào UNCLOS 1982.
Sau đây là Điều 56 của UNCLOS 1982 [4]:


 Nguyên văn tiếng Anh [3]:

Article 56 Rights, jurisdiction and duties of the coastal State in the exclusive economic zone
  1. In the exclusive economic zone, the coastal State has:
    1. sovereign rights for the purpose of exploring and exploiting, conserving and managing the natural resources, whether living or non-living, of the waters superjacent to the seabed and of the seabed and its subsoil, and with regard to other activities for the economic exploitation and exploration of the zone, such as the production of energy from the water, currents and winds;
    2. jurisdiction as provided for in the relevant provisions of this Convention with regard to:
      1. the establishment and use of artificial islands, installations and structures;
      2. marine scientific research;
      3. the protection and preservation of the marine environment;
    3. other rights and duties provided for in this Convention.
Như thế,,những quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên vùng EEZ trong đó có đảo Bạch Long Vĩ đã được hai nước thỏa thuận và không nên tranh cãi nữa.


Bản đồ 2: Bạch Long Vĩ trên Vịnh Bắc Bộ và EEZ

Kết luận

  1. Nhân dân hai nước Việt -Trung không có lý do để nghi ngờ các quyền chủ quyền Bạch Long Vĩ và EEZ của Việt Nam.
  2. Chính quyền TQ nên tuân thủ Hiệp Định năm 2000 và có trách nhiệm giải thích cho nhân dân TQ và báo chí TQ nên chấm dứt không phổ biến mối nghi ngờ về các quyền chủ quyền Việt Nam trên đảo Bạch Long Vĩ.
  3. Các cơ quan truyền thông TQ có lỗi lầm với nhân dân TQ và VN về việc đăng tải những nghi vấn nguy hại cho giao hảo giữa hai dân tộc và cần công khai đính chánh và cáo lỗi với nhân dân hai nước.
  4. Chính quyền hai nước Việt Trung đã ký kết một Hiệp Định mà bản đồ đã không sọan theo đúng tiêu chuẩn của Điều 6 của UNCLOS.

Cách sọan bản đồ cho Bạch Long Vĩ và đường phân định

  1. Tìm trong Hiệp Định Việt Trung tọa độ địa lý của 21 điểm phân định.
  2. Tìm tọa độ đia lý của Bạch Long Vĩ trên Google Earth. Khi zoom vào hòn đảo Bạch Long Vĩ thì tọa độ điểm nhìn tự động hiện ra dưới màn hình.
    Tọa độ của Bach Long Vi Stadium theo Google Earth là:
    20o7’53.57”N
    107o43’48.20”E
  3. Vào Google Earth vẽ địa điểm Bạch Long Vĩ và các điểm phân định (Add /Placemark/Enter Name and GPS Coordinate) rồi Save image as JPG.
  4. Sau đó dùng Photoshop để nối các điểm lại thành đường phân định.

Tài liệu tham khảo

  1. http://boxitvn.wordpress.com/2010/04/11/trung-quoc-%e2%80%9cdoi%e2%80%9d-dao-bach-long-vi-cua-viet-nam/
  2. http://www.biengioilanhtho.gov.vn/bbg-vie/hiepdinhgiuanuocchxhcnviet-nd-bca98eb3.aspx
  3. http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm
  4. http://www.seasfoundation.org/library/cat_view/14-tai-liu-ting-vit

Giới thiệu của người viết:

Trong một bản viết trước đề ngày 11, tháng 4, năm 2010 gởi đăng trên Bauxite Vietnam và gởi các thân hữu, tôi đã dựa theo cụm từ viết trong Hiệp Định 2000 là HĐ này ký kết về “đường phân định lãnh hải” v.v. để kết luận Bạch Long Vĩ (BLV) nằm trong lãnh hải Việt Nam thay vì phải viết BVL nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Tôi được một người bạn thông báo phải xem xét lại. Tôi xin cáo lỗi cùng Bauxite VN và các bạn; tôi đã điều chỉnh và tu bổ bài này cho chính xác hơn đề ngày 15, tháng 4 năm 2010 đính kèm theo thư này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét