NGÔ THẾ VINH
CUỘC GẶP GỠ CHƯA CÓ TIỀN LỆ
Tháng Bảy vừa qua [23-07-2009], nhân Hội nghị Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á [ASEAN], theo yêu cầu của Mỹ đã có thêm một cuộc họp bên lề của Ngoại trưởng 5 nước: phía Mỹ là Hillary Rodham Clinton, cùng với 4 Ngoại trưởng vùng Hạ Lưu Sông Mekong gồm có Thái , Lào, Cam Bốt và Việt Nam tại Phuket, Nam Thái Lan. Đại diện cho Việt Nam là Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm kiêm Phó Thủ tướng. Tiếp theo đó là một tuyên cáo, có thể nói là chưa hề có từ trước tới nay, liên quan tới những vấn đề quan tâm chung, đặc biệt là trong các lãnh vực Môi trường, Y tế, Giáo dục, và Phát triển Hạ tầng/ infrastructure development trong vùng.
Ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vùng Hạ Lưu Sông Mekong và mỗi quốc gia đối với Hoa Kỳ, cùng với cam kết hỗ trợ nhằm thăng tiến hòa bình và thịnh vượng cho khu vực ASEAN như một toàn thể. Các Ngoại trưởng 4 nước Thái , Lào, Cam Bốt và Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ hơn của Hoa Kỳ với 4 nước Hạ Lưu trong những lãnh vực có ý nghĩa hỗ tương nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững trong vùng.
Năm Ngoại trưởng đã thảo luận về các lãnh vực bao gồm ảnh hưởng biến đổi khí hậu và làm thế nào để đáp ứng có hiệu quả; phòng chống bệnh truyền nhiễm; mở rộng ứng dụng kỹ thuật cho giáo dục và đặc biệt quan tâm phát triển vùng nông thôn; cũng như phát triển hạ tầng.
Các Ngoại trưởng đã xét duyệt những nỗ lực chung đang tiến hành, và đồng ý mở ra những lãnh vực hợp tác mới; và đặc biệt hoan nghênh sáng kiến “Kết Nghĩa Giữa Hai Ủy Hội Sông Mekong và Sông Mississippi / Sister-River Partnership ” nhằm chia xẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lãnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu, đương đầu với lũ lụt và hạn hán, khai thác thủy điện và lượng giá ảnh hưởng, quản lý nguồn nước và quan tâm tới an toàn thực phẩm.
Các Ngoại Trưởng cùng đồng ý rằng nhóm chuyên viên sẽ tiếp tục thảo luận chi tiết từng lãnh vực hoạt động hợp tác và cả theo dõi.
Kèm theo đó là “trang dữ kiện/ fact sheet” với những con số cụ thể của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Trong năm 2009 Hoa Kỳ sẽ trợ giúp cho các lãnh vực mà lưu vực sông Mekong đang thiếu sót đó là : Môi trường, Y tế và Giáo dục.
(1) Môi trường: 7 triệu MK dành cho các chương trình môi trường trong vùng Mekong, đáng kể nhất là kế hoạch hết nghĩa giữa hai Ủy Hội Sông Mekong với Ủy Hội Sông Mississippi của Mỹ để chia xẻ những kinh nghiệm chung . Sẽ yêu cầu Quốc hội Mỹ chuẩn y thêm 15 triệu MK nữa cho năm 2010.
(2) Y tế : 138 triệu MK, tập trung vào điều trị và phòng chống các bệnh nhiễm như HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao kháng thuốc, tổng dịch cúm, và chuẩn bị tiến tới một Hội nghị chuyên đề Mỹ - Mekong về các bệnh truyền nhiễm trong vùng.
(3) Giáo dục: 16 triệu MK, và 500 học bổng Fulbright cho các học giả và sinh viên mỗi năm, phát triển nối kết mạng lưới internet tới thôn quê và tiến tới tổ chức một Diễn đàn Mỹ - Mekong về lãnh vực này. [1]
Với bước đầu, ngân khoản trợ giúp ấy không phải là lớn nhưng lại mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng về sự trở lại của Mỹ trong vùng Đông Nam Á giữa lúc mà áp lực ghê gớm của Trung Quốc đang đè nặng trên toàn vùng và nhất là đối với Việt Nam. Một khi khống chế và chiếm lĩnh được Việt Nam, thì sẽ xảy ra hiện tượng Domino không thể tránh, đó là các quốc gia còn lại trong lưu vực Mekong sẽ liên tiếp bị ngã đổ do chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
HAI DÒNG SÔNG KẾT NGHĨA
Sau cuộc họp cấp Ngoại trưởng giữa Mỹ và 4 quốc gia vùng hạ lưu sông Mekong, ngày 29/07/2009 đã có ngay một cuộc họp sơ bộ khác diễn ra ở VạnTượng, thủ đô Lào giữa hai Ủy Hội Sông Mekong và Sông Mississippi để cùng bày tỏ ý hướng hợp tác về những vấn đề liên quan tới xử dụng nguồn nước trong hai lưu vực, trao đổi kỹ thuật và làm cách nào để thích nghi với biến đổi khí hậu ảnh hưởng trên hệ sinh thái của cả hai con sông. Hai Ủy Hội hứa hẹn sẽ cùng hợp tác để thăng tiến những bước phát triển bền vững về thủy điện, đương đầu với lũ lụt và khô hạn, điều hợp xử dụng nước và an toàn thực phẩm, cải thiện thủy lộ và cả gia tăng trao đổi thương mại đường sông. [2]
Michael J. Walsh, chủ tịch Ủy Hội Sông Mississippi nhận định: “Mekong và Mississippi cùng trải qua những kinh nghiệm và thử thách, cả hai cùng có những định chế và chuyên môn đáng kể để đương đầu với những thử thách như vậy. Một hợp tác chặt chẽ hơn cùng có lợi cho cả hai tổ chức…” Jeremy Bird, giám đốc Ban Thư Ký Ủy Hội Sông Mekong cho rằng: “Hai Ủy Hội Sông Mekong và Sông Mississippi rất tương đồng về tôn chỉ và chức năng, cả hai cùng phấn đấu bảo quản nguồn tài nguyên nước, đương đầu với biến đổi khí hậu, với lũ lụt và khai thác thủy điện… Cả hai tổ chức cùng được hưởng những lợi ích qua trao đổi kỹ thuật và học hỏi lẫn nhau và làm sao để điều hợp tốt nhất những con sông chảy xuyên quốc gia...” Và hai Ủy Hội đang cùng đi tìm một đồng thuận cho một chương trình hoạt động sắp tới.
LỊCH SỬ HAI ỦY HỘI
_ ỦY HỘI SÔNG MISSISSIPPI của Hoa Kỳ được thành lập cách đây hơn 130 năm [28-06-1879] với nhiệm vụ được Quốc Hội giao phó là cải thiện con sông Mississippi, trong lãnh vực thủy lộ, giao thương và ngăn ngừa lũ lụt. Nay với trụ sở đặt tại Vicksburg, tiểu bang Mississippi, Ủy Hội có nhiệm vụ tham vấn cho Chánh phủ, Quốc hội, và Quân đội trong một lưu vực trải rộng tới 41% diện tích nước Mỹ, bằng cách cố vấn theo dõi và tường trình các kế hoạch thăng tiến dòng sông Mississippi. [4]
Chủ tịch Ủy Hội Sông Mississippi, Michael J. Walsh có một tiểu sử khá hấp dẫn, tốt nghiệp BS về Công Chánh tại Polytechnic Institute New York, cấp bằng MS Đại học Florida, nguyên là một Trung tướng Công binh trở về từ chiến trường Irak. Từ 20 tháng 2, 1998 là tư lệnh Mississippi Valley Division, kiêm nhiệm chức Chủ tịch Ủy Hội Sông Mississippi. Điều hành một chương trình xây dựng với ngân khoản lên tới 7.5 tỉ MK, bao gồm cả một lưu vực gồm 10 tiểu bang xuống xa tới Vịnh Mexico. Tướng Walsh còn kiêm nhiệm chức vụ tư lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm Hy Vọng / Task Force Hope với 3,800 nhân viên nhằm hỗ trợ cho Cơ Quan Cấp Cứu Liên Bang đương đầu với hậu quả cơn bão tố Katrina 2005 tàn phá khắp vùng Đông Bắc Mỹ, cho đến nay vẫn chưa hồi phục.
_ ỦY HỘI SÔNG MEKONG là một tổ chức liên chánh phủ tương đối còn non trẻ bao gồm 4 nước Thái, Lào, Cam Bốt và Việt Nam được thành lập năm 1995, là một biến thể của Ủy Ban Sông Mekong 1957 trước kia; có nhiệm vụ hợp tác trong phát triển Lưu vực Sông Mekong, bao gồm các lãnh vực ngư nghiệp, canh nông, khai thác bền vững nguồn thủy điện, duy trì lưu thông đường sông, phòng chống lũ lụt và bảo tồn Hệ Sinh Thái Sông Mekong. Phải kể tới cả những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu như các trận lụt lớn bất thường, hạn hán lâu dài và cả mực nước biển dâng cao. Ủy Hội có vai trò cố vấn, tạo thuận và mở rộng đối thoại giữa các chánh phủ, tổ chức tư nhân và xã hội công dân trước những thử thách. [5]
Jeremy Bird, Chủ tịch Ban Thường Vụ Ủy Hội Sông Mekong là một khuôn mặt lãnh đạo mới, được bổ nhiệm vào chức vụ này từ tháng 3, 2008 với nhiệm kỳ là 3 năm, giữa lúc mà uy tín của tổ chức này phải nói là xuống mức thấp nhất. Bird gốc người Anh, tốt nghiệp kỹ sư có 25 năm kinh nghiệm về quản trị các nguồn nước, là thành viên kỳ cựu của Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc [UNEP/ United Nations Environment Programme], ủy viên Hội Các Con Đập Thế Giới [WCD/ World Commission Dams], cộng thêm với thực tiễn 15 năm làm việc trong Ủy Hội Sông Mekong về vấn đề khai thác nước. Rất đáng lưu ý về kinh nghiệm của Bird như một thành viên lâu năm của WCD nên hiểu biết rất rõ về mối đe dọa của các con đập thủy điện lớn trên sông đối với toàn hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp trên các cộng đồng cư dân ven sông ra sao.
ĐỊA LÝ HAI DÒNG SÔNG
_ Quốc Gia: (1) Mekong 7: Tây Tạng, Trung Quốc, Miến Điện, Thái, Lào, Cam Bốt, Việt Nam; (2) Mississippi 1: Hoa Kỳ / 10 Tiểu bang
_ Chiều Dài: (1) Mekong: 4,880 km; (2) Mississippi: 3,734 km;
_ Lưu Vực: (1) Mekong: 795,000 km2; (2) Mississippi: 2,981,076 km2;
_ Đầu Nguồn: (1) Mekong: Núi Guozongmucha, Tây Tạng Thanh Hải; (2) Mississippi: Hồ Itasca, Minnesota
_ Cửa Sông: (1) Mekong: Đồng Bằng Sông Cửu Long / Biển Đông; (2) Mississippi: Louisiana/ Vịnh Mexico.
_ Độ Dốc: (1) Mekong: 5,224 m; (2) Mississippi: 450 m
_ Lưu Lượng: (1) Mekong: 16,000 m3/sec; (2) Mississippi: 12,743 m3/sec
Sự thực sông Mississippi chỉ là một phần trong “Hệ-Thống-Sông Missouri-Mississippi” lớn nhất Bắc Mỹ với tổng cộng chiều dài lên tới 6,300 km [lưu lượng trung bình là 16,200 m3/sec], đứng thứ tư thế giới chỉ sau 3 con sông Nile/ Ai Cập, sông Amazon/ Brazil và sông Dương Tử/ Trung Quốc.
NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
Những tương đồng thì dễ thấy nhưng có thể nêu ra những nét khác biệt độc đáo của hai con sông. Như độ dốc / elevation sông Mekong cao hơn gấp 12 lần sông Mississippi, là một tiềm năng thủy điện vô cùng hấp dẫn mà sông Mississippi không có được; tuy chỉ mới có 4 con đập trên dòng chính sông Mekong nhưng so về kích thước và độ cao [như con đập Tiểu Loan/ Xiaowan 293 m cao nhất thế giới] thì một chuỗi 40 con đập cũ trên sông Mississippi [phần lớn được xây vào thập niên 1930] không sao có thể sánh được. Thêm vào đó, hệ sinh thái sông Mekong phong phú thứ hai thế giới chỉ sau sông Amazon, và cả độc nhất vô nhị chỉ Mekong mới có dòng chảy hai chiều từ sông Tonle Sap chảy ngược vào Biển Hồ trong mùa nước lũ như một kỳ quan thế giới.
Nhưng có điều Mekong không thể sánh được với sông Mississippi hầu như Mississippi chỉ chảy trong một quốc gia là Hoa Kỳ, với một tên gọi gốc từ bộ tộc Da Đỏ Ojibwe “misi-ziibi” có nghĩa là “Con Sông Lớn” , nói một ngôn ngữ là tiếng Anh, với ý thức môi sinh của người dân thì rất cao; trong khi dòng Mekong chảy qua 7 quốc gia [với quốc gia Tây Tạng nay chỉ còn là một vùng tự trị của Trung Quốc], với rất nhiều tên gọi: Dza Chu/ Tây Tạng, Lancang Jiang/ TQ, Mae Nam Khong/ Thái Lào, Tonle Thom/ Cam Bốt, Cửu Long/ Việt Nam, lại gồm rất nhiều sắc dân nói nhiều thứ tiếng, với các nền văn minh cũng khác nhau – nhưng có lẽ khác biệt quan trọng nhất là dòng nước Mekong chưa được chảy qua “những vùng đất có khí hậu của tự do và dân chủ”. Sông Mekong vẫn cứ đang bị khai thác lạm dụng kể cả “phá hủy nhân danh xây dựng” và tiếng nói của các cộng đồng cư dân ven sông thì không được lắng nghe.
Con sông Mississippi đã đi vào văn học Mỹ và thế giới, là bối cảnh cho các tùy bút của văn hào Mark Twain [1835-1910] như Life on the Mississipi, cho các tác phẩm của William Faulkner [Nobel 1949] như The Bear một trong 3 truyện ngắn nổi tiếng nhất của ông, và là nguồn cảm hứng của âm nhạc như “Moon River” trong phim Breakfast at Tiffany’s [1961] với Audrey Hepburn, phỏng theo truyện của nhà văn Mỹ nổi tiếng Truman Capote.
Từ sông Mekong, có lẽ chưa có những tác phẩm có tầm vóc xuất xứ từ lưu vực có vị trí trong xác định trong nền văn học thế giới, ngoài các cuốn ký sự của các tác giả Tây phương như Henri Mouhot [1826-1861] với Voyage dans les royaumes de Siam, de Cambodge, de Laos et autres parties centrales de l’Indochine [1983], được coi là người tái phát hiện ra khu đền đài Angkor với nền văn minh sáng rỡ từ thế kỷ XIII luôn luôn được nhắc tới như một kỳ quan của con sông Mekong. Cũng phải kể tới những hồi ký của các thành viên người Pháp trong Đoàn Thám hiểm Sông Mekong [Expédition du Mékong 1866-1868] như Francis Garnier, Doudart De Lagrée khi đi tìm một thủy lộ giao thương với Trung Hoa.
CUỘC GẶP GỠ CHƯA CÓ TIỀN LỆ
Tháng Bảy vừa qua [23-07-2009], nhân Hội nghị Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á [ASEAN], theo yêu cầu của Mỹ đã có thêm một cuộc họp bên lề của Ngoại trưởng 5 nước: phía Mỹ là Hillary Rodham Clinton, cùng với 4 Ngoại trưởng vùng Hạ Lưu Sông Mekong gồm có Thái , Lào, Cam Bốt và Việt Nam tại Phuket, Nam Thái Lan. Đại diện cho Việt Nam là Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm kiêm Phó Thủ tướng. Tiếp theo đó là một tuyên cáo, có thể nói là chưa hề có từ trước tới nay, liên quan tới những vấn đề quan tâm chung, đặc biệt là trong các lãnh vực Môi trường, Y tế, Giáo dục, và Phát triển Hạ tầng/ infrastructure development trong vùng.
Ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vùng Hạ Lưu Sông Mekong và mỗi quốc gia đối với Hoa Kỳ, cùng với cam kết hỗ trợ nhằm thăng tiến hòa bình và thịnh vượng cho khu vực ASEAN như một toàn thể. Các Ngoại trưởng 4 nước Thái , Lào, Cam Bốt và Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ hơn của Hoa Kỳ với 4 nước Hạ Lưu trong những lãnh vực có ý nghĩa hỗ tương nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững trong vùng.
Năm Ngoại trưởng đã thảo luận về các lãnh vực bao gồm ảnh hưởng biến đổi khí hậu và làm thế nào để đáp ứng có hiệu quả; phòng chống bệnh truyền nhiễm; mở rộng ứng dụng kỹ thuật cho giáo dục và đặc biệt quan tâm phát triển vùng nông thôn; cũng như phát triển hạ tầng.
Các Ngoại trưởng đã xét duyệt những nỗ lực chung đang tiến hành, và đồng ý mở ra những lãnh vực hợp tác mới; và đặc biệt hoan nghênh sáng kiến “Kết Nghĩa Giữa Hai Ủy Hội Sông Mekong và Sông Mississippi / Sister-River Partnership ” nhằm chia xẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lãnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu, đương đầu với lũ lụt và hạn hán, khai thác thủy điện và lượng giá ảnh hưởng, quản lý nguồn nước và quan tâm tới an toàn thực phẩm.
Các Ngoại Trưởng cùng đồng ý rằng nhóm chuyên viên sẽ tiếp tục thảo luận chi tiết từng lãnh vực hoạt động hợp tác và cả theo dõi.
Kèm theo đó là “trang dữ kiện/ fact sheet” với những con số cụ thể của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Trong năm 2009 Hoa Kỳ sẽ trợ giúp cho các lãnh vực mà lưu vực sông Mekong đang thiếu sót đó là : Môi trường, Y tế và Giáo dục.
(1) Môi trường: 7 triệu MK dành cho các chương trình môi trường trong vùng Mekong, đáng kể nhất là kế hoạch hết nghĩa giữa hai Ủy Hội Sông Mekong với Ủy Hội Sông Mississippi của Mỹ để chia xẻ những kinh nghiệm chung . Sẽ yêu cầu Quốc hội Mỹ chuẩn y thêm 15 triệu MK nữa cho năm 2010.
(2) Y tế : 138 triệu MK, tập trung vào điều trị và phòng chống các bệnh nhiễm như HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao kháng thuốc, tổng dịch cúm, và chuẩn bị tiến tới một Hội nghị chuyên đề Mỹ - Mekong về các bệnh truyền nhiễm trong vùng.
(3) Giáo dục: 16 triệu MK, và 500 học bổng Fulbright cho các học giả và sinh viên mỗi năm, phát triển nối kết mạng lưới internet tới thôn quê và tiến tới tổ chức một Diễn đàn Mỹ - Mekong về lãnh vực này. [1]
Với bước đầu, ngân khoản trợ giúp ấy không phải là lớn nhưng lại mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng về sự trở lại của Mỹ trong vùng Đông Nam Á giữa lúc mà áp lực ghê gớm của Trung Quốc đang đè nặng trên toàn vùng và nhất là đối với Việt Nam. Một khi khống chế và chiếm lĩnh được Việt Nam, thì sẽ xảy ra hiện tượng Domino không thể tránh, đó là các quốc gia còn lại trong lưu vực Mekong sẽ liên tiếp bị ngã đổ do chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
HAI DÒNG SÔNG KẾT NGHĨA
Sau cuộc họp cấp Ngoại trưởng giữa Mỹ và 4 quốc gia vùng hạ lưu sông Mekong, ngày 29/07/2009 đã có ngay một cuộc họp sơ bộ khác diễn ra ở VạnTượng, thủ đô Lào giữa hai Ủy Hội Sông Mekong và Sông Mississippi để cùng bày tỏ ý hướng hợp tác về những vấn đề liên quan tới xử dụng nguồn nước trong hai lưu vực, trao đổi kỹ thuật và làm cách nào để thích nghi với biến đổi khí hậu ảnh hưởng trên hệ sinh thái của cả hai con sông. Hai Ủy Hội hứa hẹn sẽ cùng hợp tác để thăng tiến những bước phát triển bền vững về thủy điện, đương đầu với lũ lụt và khô hạn, điều hợp xử dụng nước và an toàn thực phẩm, cải thiện thủy lộ và cả gia tăng trao đổi thương mại đường sông. [2]
Michael J. Walsh, chủ tịch Ủy Hội Sông Mississippi nhận định: “Mekong và Mississippi cùng trải qua những kinh nghiệm và thử thách, cả hai cùng có những định chế và chuyên môn đáng kể để đương đầu với những thử thách như vậy. Một hợp tác chặt chẽ hơn cùng có lợi cho cả hai tổ chức…” Jeremy Bird, giám đốc Ban Thư Ký Ủy Hội Sông Mekong cho rằng: “Hai Ủy Hội Sông Mekong và Sông Mississippi rất tương đồng về tôn chỉ và chức năng, cả hai cùng phấn đấu bảo quản nguồn tài nguyên nước, đương đầu với biến đổi khí hậu, với lũ lụt và khai thác thủy điện… Cả hai tổ chức cùng được hưởng những lợi ích qua trao đổi kỹ thuật và học hỏi lẫn nhau và làm sao để điều hợp tốt nhất những con sông chảy xuyên quốc gia...” Và hai Ủy Hội đang cùng đi tìm một đồng thuận cho một chương trình hoạt động sắp tới.
LỊCH SỬ HAI ỦY HỘI
_ ỦY HỘI SÔNG MISSISSIPPI của Hoa Kỳ được thành lập cách đây hơn 130 năm [28-06-1879] với nhiệm vụ được Quốc Hội giao phó là cải thiện con sông Mississippi, trong lãnh vực thủy lộ, giao thương và ngăn ngừa lũ lụt. Nay với trụ sở đặt tại Vicksburg, tiểu bang Mississippi, Ủy Hội có nhiệm vụ tham vấn cho Chánh phủ, Quốc hội, và Quân đội trong một lưu vực trải rộng tới 41% diện tích nước Mỹ, bằng cách cố vấn theo dõi và tường trình các kế hoạch thăng tiến dòng sông Mississippi. [4]
Chủ tịch Ủy Hội Sông Mississippi, Michael J. Walsh có một tiểu sử khá hấp dẫn, tốt nghiệp BS về Công Chánh tại Polytechnic Institute New York, cấp bằng MS Đại học Florida, nguyên là một Trung tướng Công binh trở về từ chiến trường Irak. Từ 20 tháng 2, 1998 là tư lệnh Mississippi Valley Division, kiêm nhiệm chức Chủ tịch Ủy Hội Sông Mississippi. Điều hành một chương trình xây dựng với ngân khoản lên tới 7.5 tỉ MK, bao gồm cả một lưu vực gồm 10 tiểu bang xuống xa tới Vịnh Mexico. Tướng Walsh còn kiêm nhiệm chức vụ tư lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm Hy Vọng / Task Force Hope với 3,800 nhân viên nhằm hỗ trợ cho Cơ Quan Cấp Cứu Liên Bang đương đầu với hậu quả cơn bão tố Katrina 2005 tàn phá khắp vùng Đông Bắc Mỹ, cho đến nay vẫn chưa hồi phục.
_ ỦY HỘI SÔNG MEKONG là một tổ chức liên chánh phủ tương đối còn non trẻ bao gồm 4 nước Thái, Lào, Cam Bốt và Việt Nam được thành lập năm 1995, là một biến thể của Ủy Ban Sông Mekong 1957 trước kia; có nhiệm vụ hợp tác trong phát triển Lưu vực Sông Mekong, bao gồm các lãnh vực ngư nghiệp, canh nông, khai thác bền vững nguồn thủy điện, duy trì lưu thông đường sông, phòng chống lũ lụt và bảo tồn Hệ Sinh Thái Sông Mekong. Phải kể tới cả những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu như các trận lụt lớn bất thường, hạn hán lâu dài và cả mực nước biển dâng cao. Ủy Hội có vai trò cố vấn, tạo thuận và mở rộng đối thoại giữa các chánh phủ, tổ chức tư nhân và xã hội công dân trước những thử thách. [5]
Jeremy Bird, Chủ tịch Ban Thường Vụ Ủy Hội Sông Mekong là một khuôn mặt lãnh đạo mới, được bổ nhiệm vào chức vụ này từ tháng 3, 2008 với nhiệm kỳ là 3 năm, giữa lúc mà uy tín của tổ chức này phải nói là xuống mức thấp nhất. Bird gốc người Anh, tốt nghiệp kỹ sư có 25 năm kinh nghiệm về quản trị các nguồn nước, là thành viên kỳ cựu của Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc [UNEP/ United Nations Environment Programme], ủy viên Hội Các Con Đập Thế Giới [WCD/ World Commission Dams], cộng thêm với thực tiễn 15 năm làm việc trong Ủy Hội Sông Mekong về vấn đề khai thác nước. Rất đáng lưu ý về kinh nghiệm của Bird như một thành viên lâu năm của WCD nên hiểu biết rất rõ về mối đe dọa của các con đập thủy điện lớn trên sông đối với toàn hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp trên các cộng đồng cư dân ven sông ra sao.
ĐỊA LÝ HAI DÒNG SÔNG
_ Quốc Gia: (1) Mekong 7: Tây Tạng, Trung Quốc, Miến Điện, Thái, Lào, Cam Bốt, Việt Nam; (2) Mississippi 1: Hoa Kỳ / 10 Tiểu bang
_ Chiều Dài: (1) Mekong: 4,880 km; (2) Mississippi: 3,734 km;
_ Lưu Vực: (1) Mekong: 795,000 km2; (2) Mississippi: 2,981,076 km2;
_ Đầu Nguồn: (1) Mekong: Núi Guozongmucha, Tây Tạng Thanh Hải; (2) Mississippi: Hồ Itasca, Minnesota
_ Cửa Sông: (1) Mekong: Đồng Bằng Sông Cửu Long / Biển Đông; (2) Mississippi: Louisiana/ Vịnh Mexico.
_ Độ Dốc: (1) Mekong: 5,224 m; (2) Mississippi: 450 m
_ Lưu Lượng: (1) Mekong: 16,000 m3/sec; (2) Mississippi: 12,743 m3/sec
Sự thực sông Mississippi chỉ là một phần trong “Hệ-Thống-Sông Missouri-Mississippi” lớn nhất Bắc Mỹ với tổng cộng chiều dài lên tới 6,300 km [lưu lượng trung bình là 16,200 m3/sec], đứng thứ tư thế giới chỉ sau 3 con sông Nile/ Ai Cập, sông Amazon/ Brazil và sông Dương Tử/ Trung Quốc.
NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
Những tương đồng thì dễ thấy nhưng có thể nêu ra những nét khác biệt độc đáo của hai con sông. Như độ dốc / elevation sông Mekong cao hơn gấp 12 lần sông Mississippi, là một tiềm năng thủy điện vô cùng hấp dẫn mà sông Mississippi không có được; tuy chỉ mới có 4 con đập trên dòng chính sông Mekong nhưng so về kích thước và độ cao [như con đập Tiểu Loan/ Xiaowan 293 m cao nhất thế giới] thì một chuỗi 40 con đập cũ trên sông Mississippi [phần lớn được xây vào thập niên 1930] không sao có thể sánh được. Thêm vào đó, hệ sinh thái sông Mekong phong phú thứ hai thế giới chỉ sau sông Amazon, và cả độc nhất vô nhị chỉ Mekong mới có dòng chảy hai chiều từ sông Tonle Sap chảy ngược vào Biển Hồ trong mùa nước lũ như một kỳ quan thế giới.
Nhưng có điều Mekong không thể sánh được với sông Mississippi hầu như Mississippi chỉ chảy trong một quốc gia là Hoa Kỳ, với một tên gọi gốc từ bộ tộc Da Đỏ Ojibwe “misi-ziibi” có nghĩa là “Con Sông Lớn” , nói một ngôn ngữ là tiếng Anh, với ý thức môi sinh của người dân thì rất cao; trong khi dòng Mekong chảy qua 7 quốc gia [với quốc gia Tây Tạng nay chỉ còn là một vùng tự trị của Trung Quốc], với rất nhiều tên gọi: Dza Chu/ Tây Tạng, Lancang Jiang/ TQ, Mae Nam Khong/ Thái Lào, Tonle Thom/ Cam Bốt, Cửu Long/ Việt Nam, lại gồm rất nhiều sắc dân nói nhiều thứ tiếng, với các nền văn minh cũng khác nhau – nhưng có lẽ khác biệt quan trọng nhất là dòng nước Mekong chưa được chảy qua “những vùng đất có khí hậu của tự do và dân chủ”. Sông Mekong vẫn cứ đang bị khai thác lạm dụng kể cả “phá hủy nhân danh xây dựng” và tiếng nói của các cộng đồng cư dân ven sông thì không được lắng nghe.
Con sông Mississippi đã đi vào văn học Mỹ và thế giới, là bối cảnh cho các tùy bút của văn hào Mark Twain [1835-1910] như Life on the Mississipi, cho các tác phẩm của William Faulkner [Nobel 1949] như The Bear một trong 3 truyện ngắn nổi tiếng nhất của ông, và là nguồn cảm hứng của âm nhạc như “Moon River” trong phim Breakfast at Tiffany’s [1961] với Audrey Hepburn, phỏng theo truyện của nhà văn Mỹ nổi tiếng Truman Capote.
Từ sông Mekong, có lẽ chưa có những tác phẩm có tầm vóc xuất xứ từ lưu vực có vị trí trong xác định trong nền văn học thế giới, ngoài các cuốn ký sự của các tác giả Tây phương như Henri Mouhot [1826-1861] với Voyage dans les royaumes de Siam, de Cambodge, de Laos et autres parties centrales de l’Indochine [1983], được coi là người tái phát hiện ra khu đền đài Angkor với nền văn minh sáng rỡ từ thế kỷ XIII luôn luôn được nhắc tới như một kỳ quan của con sông Mekong. Cũng phải kể tới những hồi ký của các thành viên người Pháp trong Đoàn Thám hiểm Sông Mekong [Expédition du Mékong 1866-1868] như Francis Garnier, Doudart De Lagrée khi đi tìm một thủy lộ giao thương với Trung Hoa.
NHỮNG
CHUẨN BỊ ĐỐI TÁC
Với sức bật và sinh khí mới như vậy, người ta tự hỏi là Ủy Hội Mekong Việt Nam đã sẵn sàng chưa để hòa nhập vào vận hội mới ấy. Dĩ nhiên, thành phần nhân sự của Ủy Hội không thể hành xử làm việc như những công chức, mà đòi hỏi phải có trình độ với nhiều chất xám của trí tuệ và cả tầm nhìn xa, với trái tim thiết tha với sinh mệnh của dòng Sông Mekong. Cần có cái nhìn hàng trăm năm sau cho con Sông Mekong, và không phải là sớm để đầu tư vào đào tạo và nâng cấp một thế hệ chuyên viên nối tiếp. Với 500 học bổng Fulbright mỗi năm cho lưu vực 4 nước Hạ Lưu sông Mekong, nếu phân chia đồng đều, Việt Nam cũng có được 125 học bổng cho mỗi năm, một số ít học bổng này dành cho cho chuyên gia, nhưng chủ yếu là cho các thành phần sinh viên Việt Nam đã tốt nghiệp từ các Đại học trong nước, được tuyển chọn đi du học hay khảo cứu ở Mỹ thời gian là một năm hay lâu hơn. Tưởng cũng nhắc lại đây, là chương trình Fulbright có từ hơn 60 năm nay [1946], được bảo trợ bởi Bộ Ngoại Giao Mỹ, cho đến nay đã có 183 ngàn sinh viên và học giả ngoại quốc từ hơn 150 quốc gia thụ hưởng học bổng này. Tiêu chuẩn tuyển chọn cho học bổng Fulbright là “học tập xuất sắc và chứng tỏ năng khiếu lãnh đạo”. Ngoài chương trình học, giảng dạy và nghiên cứu, họ còn có cơ hội trao đổi những ý tưởng và cả góp phần tìm giải pháp cho những vấn đề quốc tế, cụ thể hơn với Việt Nam giải quyết vấn đề tranh chấp vùng. Trọng điểm để tuyển sinh đáp ứng mục tiêu này không đâu bằng nguồn nhân lực của hai Đại Học Cần Thơ và An Giang, với những thành phần sinh viên sinh ra và lớn lên trong nuôi dưỡng từ nguồn phù sa của con sông Mekong và hương lúa của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Phải thấy rằng con số học bổng Fulbright ấy quá nhỏ so với nhiệm vụ yêu cầu trong tương lai. Cần có thêm những học bổng Việt Nam-Fulbright với sĩ số mười lần cao hơn mỗi năm. Phải có một kế hoạch đầu tư xứng đáng của nhà nước trong lãnh vực này.
Gần đây, qua các bài báo từ trong nước, khi đề cập tới “Sông Mekong bị bức tử” do chuỗi các con đập thủy điện Trung Quốc và đã có những khẩu hiệu “phải tự cứu mình” nhưng bằng cách nào, và không thể không chú ý tới sáng kiến của một vị Giáo sư Tiến sĩ đề nghị xây đập giữ nước ngọt và cả ngăn mặn cho Đồng Bằng Sông Cửu Long [6], và cũng để thấy ngay rằng đây là một kế hoạch ngoạn mục cần thời gian nhiều thập kỷ nhưng không những “vô cùng tốn kém mà còn rất ít tính khả thi”, vì ĐBSCL vốn là vùng đất mới và chưa vững.
MỘT “THINK TANK” TỪ ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Rõ ràng không có phương cách nào có thể ngăn Trung Quốc không tiến hành kế hoạch điện khí hóa vĩ đại của họ, cũng như với dự án 11 con đập Hạ Lưu do áp lực ghê gớm của tập đoàn tư bản xây đập, trước sau cũng sẽ được từng bước tiến hành nhưng ở một chừng mực nào đó thì “những khiếm khuyết và thiếu an toàn trong mỗi dự án xây đập phải được biết tới, để theo dõi và bổ sung.”
Vai trò “Ngọn Hải Đăng Trí Tuệ” của Đại Học Cần Thơ với Phân Khoa Sông Mekong chưa bao giờ cấp thiết đến như vậy. Với tham vọng rằng trung tâm trí tuệ của sông Mekong không phải từ trụ sở Ủy Hội Sông Mekong ở Vạn Tượng mà từ Đại Học Cần Thơ. ĐHCT sẽ như một “think tank” có tầm vóc quốc tế, nơi đó sẽ là trung tâm vừa nghiên cứu vừa giảng dạy nhằm cung cấp nguồn chất xám cho toàn lưu vực. Đây cũng là đề xuất của tác giả trong bài viết này cách đây đã 7 năm, cả với đề nghị từng bước thực hiện cụ thể:[7]
_ Xây dựng một thư viện chuyên ngành với tất cả sách vở tài liệu liên quan tới con sông Mekong và nay thêm cả con sông Mississippi.
_ Thiết lập ban giảng huấn ngoài thành phần cơ hữu của nhà trường, sẽ bao gồm các chuyên gia của Ủy Hội Sông Mekong và nay có thêm Ủy Hội Sông Mississippi [2], cùng với nhóm Chuyên Viên Tham vấn Quốc tế từ Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc [UNEP/ United Nations Environment Programme], chuyên gia Hội Các Con Đập Thế Giới [WCD/ World Commission Dams], Mạng Lưới Sông Quốc tế [IRN/ International River Network]… Họ sẽ được mời như những Giáo Sư Thỉnh Giảng, cho Phân Khoa Sông Mekong. Tài liệu giảng của họ sẽ là nguồn thông tin vô cùng quý giá do từ những đúc kết qua thực tiễn.
_ Tuyển sinh từ thành phần ưu tú biết ngoại ngữ, cộng thêm với tiêu chuẩn Fulbright “học tập xuất sắc và có năng khiếu lãnh đạo”. Việc cấp học bổng cho các sinh viên không phải chỉ có Việt Nam mà cả từ các quốc gia trong lưu vực như Thái Lan, Lào, Cam Bốt và cả từ Vân Nam Trung Quốc, Miến Điện. Ngân khoản đào tạo sẽ đến từ cấp Nhà Nước, chương trình hướng tới đào tạo các kỹ sư môi sinh, ngoài phần lý thuyết họ sẽ được tiếp cận với thực tế bằng những chuyến du khảo qua các trọng điểm của con sông Mekong, qua các con đập, và không thể thiếu một thời gian thực tập tại cơ sở các Ủy Hội Sông Mekong và Ủy Hội Sông Mississppi. Họ sẽ ra trường với một tiểu luận tốt nghiệp về những đề tài khác nhau liên quan tới bảo vệ hệ sinh thái của con sông Mekong.
Với trình độ kiến thức và tinh thần liên đới của đám sinh viên đa quốc gia ấy sẽ là “nguồn chất xám” bổ sung cho Ủy Hội Sông Mekong, cho các chánh phủ địa phương đang bị thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Lớp chuyên viên trẻ đầy năng động này cũng sẽ là mẫu số chung nối kết mở đường cho các bước hợp tác phát triển bền vững của 7 quốc gia trong toàn lưu vực sông Mekong. [7]
_ Đại Học Cần Thơ, Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ là nơi diễn ra các Hội Nghị Quốc Tế, các cuộc Hội Thảo về Sông Mekong. Hướng đến 2010, cũng là năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, với trách nhiệm tổ chức và chủ trì nhiều hội nghị lớn trong cả năm ấy, trong đó có Hội Nghị các Ngoại trưởng ASEAN với các nước đối tác, tại sao không có một Hội nghị Mekong bên lề lần thứ hai sau Phuket, trên một địa điểm nhiều ý nghĩa: ĐBSCL đang trở thành “một trận địa môi sinh” khốc liệt nhất của những bước khai thác tự hủy do những con đập thủy điện khổng lồ của Trung Quốc trên thượng nguồn. Và cụ thể hơn, 2010 cũng là dịp kiểm điểm những thành quả đầu tiên của một năm kết nghĩa giữa hai Ủy hội Sông Mekong và Ủy hội Sông Mississippi.
_ Về phương diện chánh quyền, cần thiết lập ngay một mạng lưới “Tùy viên Môi sinh” đặc trách sông Mekong trong các Tòa Đại sứ và Sứ quán tại các quốc gia trong lưu vực: như tòa lãnh sự Việt Nam ở Côn Minh Vân Nam, bốn tòa đại sứ Việt Nam ở Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cam Bốt. Họ sẽ là tai mắt, là những trạm quan sát sống cho Phân Khoa sông Mekong và Bộ Bảo Vệ Môi Trường.
Phải xem đây như một kế hoạch đầu tư dài hạn và rất ý nghĩa cho “Một Tinh Thần Sông Mekong” trong toàn bộ các kế hoạch hợp tác và phát triển vùng. Dĩ nhiên có một cái giá cao và xứng đáng phải trả để bảo vệ con Sông Mekong và sự sống còn của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cho các thế hệ tương lai. Với tâm niệm rằng “Nói tới nguy cơ là còn thời gian. Tiêu vong là mất đi vĩnh viễn” (Endangered means we still have time. Extinction is forever _ Sea World San Diego).
NGÔ THẾ VINH
California, 08-08-2009
Tham Khảo:
Với sức bật và sinh khí mới như vậy, người ta tự hỏi là Ủy Hội Mekong Việt Nam đã sẵn sàng chưa để hòa nhập vào vận hội mới ấy. Dĩ nhiên, thành phần nhân sự của Ủy Hội không thể hành xử làm việc như những công chức, mà đòi hỏi phải có trình độ với nhiều chất xám của trí tuệ và cả tầm nhìn xa, với trái tim thiết tha với sinh mệnh của dòng Sông Mekong. Cần có cái nhìn hàng trăm năm sau cho con Sông Mekong, và không phải là sớm để đầu tư vào đào tạo và nâng cấp một thế hệ chuyên viên nối tiếp. Với 500 học bổng Fulbright mỗi năm cho lưu vực 4 nước Hạ Lưu sông Mekong, nếu phân chia đồng đều, Việt Nam cũng có được 125 học bổng cho mỗi năm, một số ít học bổng này dành cho cho chuyên gia, nhưng chủ yếu là cho các thành phần sinh viên Việt Nam đã tốt nghiệp từ các Đại học trong nước, được tuyển chọn đi du học hay khảo cứu ở Mỹ thời gian là một năm hay lâu hơn. Tưởng cũng nhắc lại đây, là chương trình Fulbright có từ hơn 60 năm nay [1946], được bảo trợ bởi Bộ Ngoại Giao Mỹ, cho đến nay đã có 183 ngàn sinh viên và học giả ngoại quốc từ hơn 150 quốc gia thụ hưởng học bổng này. Tiêu chuẩn tuyển chọn cho học bổng Fulbright là “học tập xuất sắc và chứng tỏ năng khiếu lãnh đạo”. Ngoài chương trình học, giảng dạy và nghiên cứu, họ còn có cơ hội trao đổi những ý tưởng và cả góp phần tìm giải pháp cho những vấn đề quốc tế, cụ thể hơn với Việt Nam giải quyết vấn đề tranh chấp vùng. Trọng điểm để tuyển sinh đáp ứng mục tiêu này không đâu bằng nguồn nhân lực của hai Đại Học Cần Thơ và An Giang, với những thành phần sinh viên sinh ra và lớn lên trong nuôi dưỡng từ nguồn phù sa của con sông Mekong và hương lúa của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Phải thấy rằng con số học bổng Fulbright ấy quá nhỏ so với nhiệm vụ yêu cầu trong tương lai. Cần có thêm những học bổng Việt Nam-Fulbright với sĩ số mười lần cao hơn mỗi năm. Phải có một kế hoạch đầu tư xứng đáng của nhà nước trong lãnh vực này.
Gần đây, qua các bài báo từ trong nước, khi đề cập tới “Sông Mekong bị bức tử” do chuỗi các con đập thủy điện Trung Quốc và đã có những khẩu hiệu “phải tự cứu mình” nhưng bằng cách nào, và không thể không chú ý tới sáng kiến của một vị Giáo sư Tiến sĩ đề nghị xây đập giữ nước ngọt và cả ngăn mặn cho Đồng Bằng Sông Cửu Long [6], và cũng để thấy ngay rằng đây là một kế hoạch ngoạn mục cần thời gian nhiều thập kỷ nhưng không những “vô cùng tốn kém mà còn rất ít tính khả thi”, vì ĐBSCL vốn là vùng đất mới và chưa vững.
MỘT “THINK TANK” TỪ ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Rõ ràng không có phương cách nào có thể ngăn Trung Quốc không tiến hành kế hoạch điện khí hóa vĩ đại của họ, cũng như với dự án 11 con đập Hạ Lưu do áp lực ghê gớm của tập đoàn tư bản xây đập, trước sau cũng sẽ được từng bước tiến hành nhưng ở một chừng mực nào đó thì “những khiếm khuyết và thiếu an toàn trong mỗi dự án xây đập phải được biết tới, để theo dõi và bổ sung.”
Vai trò “Ngọn Hải Đăng Trí Tuệ” của Đại Học Cần Thơ với Phân Khoa Sông Mekong chưa bao giờ cấp thiết đến như vậy. Với tham vọng rằng trung tâm trí tuệ của sông Mekong không phải từ trụ sở Ủy Hội Sông Mekong ở Vạn Tượng mà từ Đại Học Cần Thơ. ĐHCT sẽ như một “think tank” có tầm vóc quốc tế, nơi đó sẽ là trung tâm vừa nghiên cứu vừa giảng dạy nhằm cung cấp nguồn chất xám cho toàn lưu vực. Đây cũng là đề xuất của tác giả trong bài viết này cách đây đã 7 năm, cả với đề nghị từng bước thực hiện cụ thể:[7]
_ Xây dựng một thư viện chuyên ngành với tất cả sách vở tài liệu liên quan tới con sông Mekong và nay thêm cả con sông Mississippi.
_ Thiết lập ban giảng huấn ngoài thành phần cơ hữu của nhà trường, sẽ bao gồm các chuyên gia của Ủy Hội Sông Mekong và nay có thêm Ủy Hội Sông Mississippi [2], cùng với nhóm Chuyên Viên Tham vấn Quốc tế từ Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc [UNEP/ United Nations Environment Programme], chuyên gia Hội Các Con Đập Thế Giới [WCD/ World Commission Dams], Mạng Lưới Sông Quốc tế [IRN/ International River Network]… Họ sẽ được mời như những Giáo Sư Thỉnh Giảng, cho Phân Khoa Sông Mekong. Tài liệu giảng của họ sẽ là nguồn thông tin vô cùng quý giá do từ những đúc kết qua thực tiễn.
_ Tuyển sinh từ thành phần ưu tú biết ngoại ngữ, cộng thêm với tiêu chuẩn Fulbright “học tập xuất sắc và có năng khiếu lãnh đạo”. Việc cấp học bổng cho các sinh viên không phải chỉ có Việt Nam mà cả từ các quốc gia trong lưu vực như Thái Lan, Lào, Cam Bốt và cả từ Vân Nam Trung Quốc, Miến Điện. Ngân khoản đào tạo sẽ đến từ cấp Nhà Nước, chương trình hướng tới đào tạo các kỹ sư môi sinh, ngoài phần lý thuyết họ sẽ được tiếp cận với thực tế bằng những chuyến du khảo qua các trọng điểm của con sông Mekong, qua các con đập, và không thể thiếu một thời gian thực tập tại cơ sở các Ủy Hội Sông Mekong và Ủy Hội Sông Mississppi. Họ sẽ ra trường với một tiểu luận tốt nghiệp về những đề tài khác nhau liên quan tới bảo vệ hệ sinh thái của con sông Mekong.
Với trình độ kiến thức và tinh thần liên đới của đám sinh viên đa quốc gia ấy sẽ là “nguồn chất xám” bổ sung cho Ủy Hội Sông Mekong, cho các chánh phủ địa phương đang bị thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Lớp chuyên viên trẻ đầy năng động này cũng sẽ là mẫu số chung nối kết mở đường cho các bước hợp tác phát triển bền vững của 7 quốc gia trong toàn lưu vực sông Mekong. [7]
_ Đại Học Cần Thơ, Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ là nơi diễn ra các Hội Nghị Quốc Tế, các cuộc Hội Thảo về Sông Mekong. Hướng đến 2010, cũng là năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, với trách nhiệm tổ chức và chủ trì nhiều hội nghị lớn trong cả năm ấy, trong đó có Hội Nghị các Ngoại trưởng ASEAN với các nước đối tác, tại sao không có một Hội nghị Mekong bên lề lần thứ hai sau Phuket, trên một địa điểm nhiều ý nghĩa: ĐBSCL đang trở thành “một trận địa môi sinh” khốc liệt nhất của những bước khai thác tự hủy do những con đập thủy điện khổng lồ của Trung Quốc trên thượng nguồn. Và cụ thể hơn, 2010 cũng là dịp kiểm điểm những thành quả đầu tiên của một năm kết nghĩa giữa hai Ủy hội Sông Mekong và Ủy hội Sông Mississippi.
_ Về phương diện chánh quyền, cần thiết lập ngay một mạng lưới “Tùy viên Môi sinh” đặc trách sông Mekong trong các Tòa Đại sứ và Sứ quán tại các quốc gia trong lưu vực: như tòa lãnh sự Việt Nam ở Côn Minh Vân Nam, bốn tòa đại sứ Việt Nam ở Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cam Bốt. Họ sẽ là tai mắt, là những trạm quan sát sống cho Phân Khoa sông Mekong và Bộ Bảo Vệ Môi Trường.
Phải xem đây như một kế hoạch đầu tư dài hạn và rất ý nghĩa cho “Một Tinh Thần Sông Mekong” trong toàn bộ các kế hoạch hợp tác và phát triển vùng. Dĩ nhiên có một cái giá cao và xứng đáng phải trả để bảo vệ con Sông Mekong và sự sống còn của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cho các thế hệ tương lai. Với tâm niệm rằng “Nói tới nguy cơ là còn thời gian. Tiêu vong là mất đi vĩnh viễn” (Endangered means we still have time. Extinction is forever _ Sea World San Diego).
NGÔ THẾ VINH
California, 08-08-2009
Tham Khảo:
- US – Lower Mekong Countries Meeting: Press Release, US Department of State, July 23, 2009.
- USA – Mekong Basin Cooperation follows ASEAN Meeting, Vientiane, Lao PDR Jul 30, 2009, www.mrcmekong.org.
- Changing Currents: Navigating The Mekong ‘s Past, Present and Future_ Watershed, Vol.12 No 3, November 2008
- Mississippi River_ http://en.wikipedia.org/wiki/Mississippi_River
- Mekong River_ http://en.wikipedia.org/wiki/Mekong_River
- Trung Quốc khai thác Sông Mekong và nguy cơ giết chết Đồng Bằng Sông Cửu Long_ http://vietnamweek.net 21/06/2009
- Viện Đại Học Cần Thơ, Đồng Bằng Sông Cửu Long và Con Sông Mekong_ Ngô Thế Vinh_ Tạp chí Đi Tới, Montréal Canada, số 59&60, tháng 7 & 8, 2002.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét