Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

XAYABURI: THE FIRST DOMINO IN THE SERIES OF MAINSTREAM DAMS IN THE LOWER MEKONG BASIN

NGÔ THẾ VINH
To the Friends of the Mekong
& VN 2020 Mekong Group

If the Xayaburi Dam’s construction cannot be postponed for at least a decade, it would be the first domino to fall and open the door for the building of a host of dams downstream. Their immediate, devastating and long lasting impacts on the entire ecosystem of the Mekong and Mekong Delta will not be easily determined.

THE HISTORY OF DAMS DOWNSTREAM THE MEKONG

Since the 1940’s, the potentials for hydroelectric production of the Mekong have attracted the intense attention of American dam builders. In the midst of the cold war, in 1957, the Mekong River Committee was established under the auspices of the United Nations. It maintained a permanent office in Bangkok and consisted of four member nations: Cambodia, Laos, Thailand and Vietnam. At that early stage, the Committee had adopted a comprehensive development plan to improve the lives of all the inhabitants in the Basin including the building of a series of hydroelectric dams downstream the river. Even though half of the Mekong’s current meanders through Yunnan Province, China at that time was a closed society which went undetected on the radar screen of the world.

For over thirty years the Vietnam War spread its tentacles to the three countries of Indochina. Consequently, the building of large hydroelectric dams downstream the Mekong current and other development projects had to be put on hold allowing the Mekong to retain her pristine state for some more time.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Dự án xây đập thủy điện Don Sahong (Nam Lào) và ảnh hưởng môi trường

Nguyễn Đức Hiệp

Dự án xây đập Sayaburi trên dòng chính của sông MeKong (Cửu Long) ở bắc Lào đã được chính phủ Lào tạm ngưng vào tháng 4 năm 2011, sau khi gặp sự phản ứng không thuận lợi từ chính phủ Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan trong quá trình tham vấn khi xây đập có ảnh hưởng đến các nước của Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission). Đây là đập đầu tiên dự định xây trên dòng chính của sông Cửu Long và là một đập trong nhiều đập dự định sẽ được xây đã bị nhiều tổ chức phi chính phủ ở các nước trong vùng phản đối vì khả năng tác hại môi trường và kinh tế của chúng đối với cư dân sống ở lưu vực sông.

Ngoài các đập ở thượng nguồn vùng Vân Nam, Trung Quốc, thì các đập khác đang có ở Lào, Thái Lan và Việt Nam là ở phụ lưu của sông Mekong. Dự án xây một loạt các đập trên dòng chính của sông Mekong ở Lào có ảnh hưởng quan trọng hơn các đập trên phụ lưu và vì thế đập Sayaburi đã đượợc quan tâm đặc biệt của quần chúng và tất cả các bên có can dự hay liên hệ .

Nhưng một đập khác có tác hại lớn hơn về môi trường và kinh tế là dự án đập Don Sahong trên dòng chính của sông Mekong ở tỉnh Champasak, Nam Lào gần biên giới với Cam Bốt.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

XAYABURI: CON CỜ DOMINO TRONG CHUỖI ĐẬP MEKONG HẠ LƯU

NGÔ THẾ VINH
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
& VN2020 Mekong Group

Nếu không trì hoãn được ít nhất một thập niên, Xayaburi như con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, sẽ kéo theo những bước khai thác ồ ạt các con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt và lâu dài ra sao trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long là không sao lường trước được.

LỊCH SỬ CHUỖI ĐẬP MEKONG HẠ LƯU

Từ những thập niên 40s, các nhà xây đập Mỹ đã quan tâm tới tiềm năng thủy điện của con sông Mekong. Năm 1957, giữa thời kỳ chiến tranh lạnh, với bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, một Ủy Ban Sông Mekong [Mekong River Committee] được thành lập bao gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Nam Việt Nam với văn phòng thường trực đặt tại Bangkok. Ủy Ban Sông Mekong thời đó đã có một kế hoạch vĩ mô phát triển toàn diện nhằm cải thiện cuộc sống cho toàn thể cư dân sống trong lưu vực, trong đó phải kể tới chuỗi những con đập thủy điện trên vùng Hạ Lưu sông Mekong. Cho dù có một nửa chiều dài sông Mekong chảy qua Vân Nam nhưng Trung Quốc lúc đó còn là một quốc gia khép kín và đã không được nhắc tới.

Nhưng rồi, Chiến Tranh Việt Nam đã lan rộng ra cả ba nước Đông Dương qua hơn ba thập niên, nên kế hoạch xây dựng các đập thủy điện lớn chắn ngang sông Mekong vùng Hạ Lưu và các chương trình khai thác khác đã phải gián đoạn, khiến cho con sông Mekong còn giữ được sự nguyên vẹn thêm một thời gian nữa.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

A NEW DAWN ON THE IRRAWADDY: From the Myitsone Dam to the Series of Dams on the Mekong

NGÔ THẾ VINH
To the Friends of the Mekong
and VN 2020 Mekong Group

“The destruction of the ecology, regardless of time and space,
is another form of violence and violation of human rights”


A Glimpse of Myanmar

Myanmar has been known as “Shwe Pyidaw” – the “El Dorado” of Asia, a land richly endowed with natural resources such as valuable wood, precious stones, oil, and the Irrawaddy Basin, Asia’s most fertile land. This Basin, considered the “rice bowl” of this nation covers an area of 255,000 km2. Furthermore, the Burmese can also find a vast, bountiful fishing ground in the Andaman Gulf. Unfortunately, such a beautiful country graced with thousands of glistening golden pagodas is also a land of poverty where three quarter (3/4) of the population still suffers from illiteracy and food shortage. The situation is worse than when this nation lived under British rule. Its population of 54 million resides in an area of 676,552km2 - twice the size of Vietnam or larger than France and Great Britain combined. To the west and northwest, Myanmar shares common borders with India and Bangladesh, to the north and north east it abuts China and Laos while to the south and southeast it neighbors Thailand. Two main rivers flow through the land along a north-south axis and form valleys and plains covered with a thick layer of alluvium. The Irrawaddy, the longest of the two, originates from the Tibetan High Plateau and meanders through the hills and mountains of the Kachin region in northeastern Myanmar. It then continues southward on a 2,000 mile long journey before discharging into the Indian Ocean through various estuaries.