Nguyễn Đức Hiệp
Dự án xây đập Sayaburi trên dòng chính của sông MeKong (Cửu Long) ở bắc Lào đã được chính phủ Lào tạm ngưng vào tháng 4 năm 2011, sau khi gặp sự phản ứng không thuận lợi từ chính phủ Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan trong quá trình tham vấn khi xây đập có ảnh hưởng đến các nước của Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission). Đây là đập đầu tiên dự định xây trên dòng chính của sông Cửu Long và là một đập trong nhiều đập dự định sẽ được xây đã bị nhiều tổ chức phi chính phủ ở các nước trong vùng phản đối vì khả năng tác hại môi trường và kinh tế của chúng đối với cư dân sống ở lưu vực sông.
Ngoài các đập ở thượng nguồn vùng Vân Nam, Trung Quốc, thì các đập khác đang có ở Lào, Thái Lan và Việt Nam là ở phụ lưu của sông Mekong. Dự án xây một loạt các đập trên dòng chính của sông Mekong ở Lào có ảnh hưởng quan trọng hơn các đập trên phụ lưu và vì thế đập Sayaburi đã đượợc quan tâm đặc biệt của quần chúng và tất cả các bên có can dự hay liên hệ .
Nhưng một đập khác có tác hại lớn hơn về môi trường và kinh tế là dự án đập Don Sahong trên dòng chính của sông Mekong ở tỉnh Champasak, Nam Lào gần biên giới với Cam Bốt.
Đập Don Sahong gần thác Khone vĩ đại, nơi cao nguyên nam Lào tiếp giáp với đồng bằng Cam Bốt. Trong mùa mưa, lượng nước và phù sa đổ xuống từ thác Khone (gồm rất nhiều thác nối nhau) còn hơn cả tổng lượng nước của cả hai thác, Niagara ở Bắc Mỹ và Victoria ở Phi Châu (2).
Năm 1866, khi đoàn thám hiểm sông Mekong khởi hành từ Saigon tìm đường đến Vân Nam và Nam Trung quốc dẫn đầu bởi Doudart de Lagrée và Francis Garnier, sau khi ghé Angkor đi tiếp vừa qua khỏi Kratie thì phải bỏ tàu thám hiểm chạy bằng hơi nước và dùng thuyền nhỏ vì nước chảy rất xiết phía trên Kratie đến Strung Treng. Đến gần đến biên giới hiện nay giữa Cam Bốt và Lào, thì thấy một cảnh tượng hùng vĩ, tiếng nước đổ từ các thác đinh tai và hơi nước trắng phủ dài xa đến tận chân trời trên các cánh rừng dọc sông và triền núi nơi dòng nước sông Mekong đổ xuống đồng bằng qua bao thác liền nhau. Đến đây thì mọi người (trừ Francis Garnier) đều tin rằng không thể nào có thể đi tàu thương mại từ hạ lưu sông Mekong đến Lào, Vân Nam và Trung Quốc qua đường sông Mekong.
Sông Mekong là sông có sự đa dạng sinh học của các loài cá là cao nhất trong các sông ở Á châu. Sản lượng đánh cá thuộc hạng cao nhất trên thế giới và vì thế sự đóng góp của sông Mekong vào dinh dưỡng và an ninh lương thực trong vùng rất là quan trọng. Trong nhiều vùng ở lưu vực phía trên và dưới thác Khone, hơn 80% lượng protein tiêu thụ là từ cá và thủy sản (1).
Thác Khone là nút điểm mà các loài cá thiên cư đi từ hạ nguồn ở Cam Bốt và Việt Nam lên thượng nguồn ở Lào để sinh sản. Để vượt lên thượng nguồn các loài cá dùng các kênh (hay hẻm) nước (channel). Ngay tại thác Khone chỉ có vài hẻm nước là cá có thể lội lên được đến thượng nguồn ở Lào, trong đó có hẻm nước Hou Sahong dài 7km từ đảo Don Sahong (Don tiếng lào có nghĩa là đảo) đến đảo Don Sadam là quanh năm cá có thể lội ngược vượt dòng nước vì hẻm nước này đủ rộng trong mùa khô và không có thác nào trên chiều dài hẻm so với các hẻm khác.
Gần đây trong một bài nghiên cứu khoa học trên tạp chí “Critical Asia Studies”, ông Ian Baird cho biết có nhiều loài cá thiên cư từ Cam Bốt, Việt Nam qua thác Khone cho đến tận Vientiane, các vùng Thái lan ở kế cận, và bắc Lào như:
Từ tháng 1 đến tháng 3: Ít nhất có 32 loài gồm các loài cá tuế (minnow) từ Biển hồ Tonle Sap và Việt Nam như Henicorhynchus lobatus, Henicorhynchus siamensis, và Paralaubuca typus, cùng với các loài cá chạch (loach) như loài Botia modesta. Đa số lội ngược qua hẻm nước Hou Sahong
Tháng 4: khi nước thấp nhất, các đàn cá chép (carp) thuộc loài Cirrhinus microlepis từ Cam Bốt lội ngược dòng hầu như hoàn toàn qua hẻm nước Hou Sahong để vượt thác Khone lên Lào.
Tháng 4 đến tháng 5: Nhiều đàn lớn cá trê (catfish) Pangasius macronema từ Cam Bốt lên Lào cũng qua hẻm nước Hou Sahong.
Tháng 5 đến tháng 6: Bắt đầu mùa mưa, nhiều loài cá trê Pangasiidae thiên cư lên Lào, đa số theo hẻm nước Hou Sahong. Trong các loài cá trê, có loài Pangasius krempfi, mà một số người còn gọi chúng là “cá hồi Mekong” vì chúng lội ngược dòng từ tận mãi ở các cửa sông Mekong ở đồng bằng miền Tây Nam bộ của Việt Nam lên đến tận Huyện Nan ở tỉnh Luang prabang, bắc Lào. Chúng sinh ra ở sông Mekong nhưng sinh sống ở các cửa sông Mekong và biển Đông và vượt ngược dòng quay trở lại Lào qua thác Khone.
Tháng 7 đến tháng 9: Ở cao điểm mùa mưa, loài cá nổi tiếng, đang có nguy cơ tuyệt chủng là cá trê khổng lồ dài 3m Pangasianodon gigas nặng đến hơn 300kg, vượt thác Khone qua hẻm nước Hou Sahong lên Lào. Các đập trên dòng chính của sông Mekong sẽ làm loài này đi đến tuyệt chủng.
Tháng 10 đến tháng 1: Hai loài cá chép lớn nặng đến 70kg mà Hiệp hội Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature, IUCN) xếp loại có nguy cơ tuyệt chủng, Probarbus jullieni và Probarbus abeamajor, đều sinh sản ở vùng thác Khone, gần nơi mà dự án đập Don Sahong sẽ được xây. Đập Don Sahong sẽ thay đổi thủy văn và ảnh hưởng tai hại đến hình thái sinh sản của hai loài cá này.
Có khoảng 87% các loài cá sống trên sông Mekong là thiên cư. Nếu dự án xây đập Don Sahong được thực hiện thì các loài cá thiên cư trên khoảng cách xa sẽ bị ảnh hưởng, nhất là loài cá trê lớn Pangasius krempfi, có thể sẽ bị tuyệt chủng nếu bị ngăn ở thác Khone không lên được Lào. Đập Don Sahong vì thể sẽ hủy toàn bộ hải sản cá trê Pangasius krempfi ở cửa sông và biển Đông.
Cá trê khổng lồ Pangasianodon gigas mà người Thái và Lào gọi là Pla Beuk. Đập Don Sahong gần thác Khone sẽ làm loài cá này đi đến tuyệt chủng.
Chính vì sự quan trọng của các loài cá thiên cư dùng các hẻm nước ở thác Khone để thiên cư trong chu kỳ khô và ngập nước để sinh sống và sinh sản, nên dự án xây đập Don Sahong gần thác Khone sẽ thay đổi nhịp chảy và các dòng chảy ở khu vực thác Khone và các đảo trên thác. Điều này sẽ dẫn tới sự giảm sút sinh sản của bao loài cá và có nguy cơ sẽ làm nhiều loài tuyệt chủng, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và đời sống của bao nhiêu cư dân trong vùng, nhất là ở Cam Bốt.
Không lạ gì khi ta biết được Cam Bốt là nước phản đối mạnh nhất dự án xây đập Don Sahong ở huyện Khong, tỉnh Champasak, khi dự án này được công bố trong kế hoạch xây đập trên going chính của sông Mekong. Việt Nam hiện nay chưa chính thức có quan điểm về dự án xây đập Don Sahong, nhưng chúng ta phải sửa soạn và nghiên cứu thêm về tác hại môi trường của dự án này ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tham khảo
Dự án xây đập Sayaburi trên dòng chính của sông MeKong (Cửu Long) ở bắc Lào đã được chính phủ Lào tạm ngưng vào tháng 4 năm 2011, sau khi gặp sự phản ứng không thuận lợi từ chính phủ Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan trong quá trình tham vấn khi xây đập có ảnh hưởng đến các nước của Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission). Đây là đập đầu tiên dự định xây trên dòng chính của sông Cửu Long và là một đập trong nhiều đập dự định sẽ được xây đã bị nhiều tổ chức phi chính phủ ở các nước trong vùng phản đối vì khả năng tác hại môi trường và kinh tế của chúng đối với cư dân sống ở lưu vực sông.
Ngoài các đập ở thượng nguồn vùng Vân Nam, Trung Quốc, thì các đập khác đang có ở Lào, Thái Lan và Việt Nam là ở phụ lưu của sông Mekong. Dự án xây một loạt các đập trên dòng chính của sông Mekong ở Lào có ảnh hưởng quan trọng hơn các đập trên phụ lưu và vì thế đập Sayaburi đã đượợc quan tâm đặc biệt của quần chúng và tất cả các bên có can dự hay liên hệ .
Nhưng một đập khác có tác hại lớn hơn về môi trường và kinh tế là dự án đập Don Sahong trên dòng chính của sông Mekong ở tỉnh Champasak, Nam Lào gần biên giới với Cam Bốt.
Vị trí dự án xây đập Don Sahong, gần thác Khone ở biên giới Lào-Cam Bốt
(hình trích theo (1))
Đập Don Sahong gần thác Khone vĩ đại, nơi cao nguyên nam Lào tiếp giáp với đồng bằng Cam Bốt. Trong mùa mưa, lượng nước và phù sa đổ xuống từ thác Khone (gồm rất nhiều thác nối nhau) còn hơn cả tổng lượng nước của cả hai thác, Niagara ở Bắc Mỹ và Victoria ở Phi Châu (2).
Năm 1866, khi đoàn thám hiểm sông Mekong khởi hành từ Saigon tìm đường đến Vân Nam và Nam Trung quốc dẫn đầu bởi Doudart de Lagrée và Francis Garnier, sau khi ghé Angkor đi tiếp vừa qua khỏi Kratie thì phải bỏ tàu thám hiểm chạy bằng hơi nước và dùng thuyền nhỏ vì nước chảy rất xiết phía trên Kratie đến Strung Treng. Đến gần đến biên giới hiện nay giữa Cam Bốt và Lào, thì thấy một cảnh tượng hùng vĩ, tiếng nước đổ từ các thác đinh tai và hơi nước trắng phủ dài xa đến tận chân trời trên các cánh rừng dọc sông và triền núi nơi dòng nước sông Mekong đổ xuống đồng bằng qua bao thác liền nhau. Đến đây thì mọi người (trừ Francis Garnier) đều tin rằng không thể nào có thể đi tàu thương mại từ hạ lưu sông Mekong đến Lào, Vân Nam và Trung Quốc qua đường sông Mekong.
Sông Mekong là sông có sự đa dạng sinh học của các loài cá là cao nhất trong các sông ở Á châu. Sản lượng đánh cá thuộc hạng cao nhất trên thế giới và vì thế sự đóng góp của sông Mekong vào dinh dưỡng và an ninh lương thực trong vùng rất là quan trọng. Trong nhiều vùng ở lưu vực phía trên và dưới thác Khone, hơn 80% lượng protein tiêu thụ là từ cá và thủy sản (1).
Thác Khone là nút điểm mà các loài cá thiên cư đi từ hạ nguồn ở Cam Bốt và Việt Nam lên thượng nguồn ở Lào để sinh sản. Để vượt lên thượng nguồn các loài cá dùng các kênh (hay hẻm) nước (channel). Ngay tại thác Khone chỉ có vài hẻm nước là cá có thể lội lên được đến thượng nguồn ở Lào, trong đó có hẻm nước Hou Sahong dài 7km từ đảo Don Sahong (Don tiếng lào có nghĩa là đảo) đến đảo Don Sadam là quanh năm cá có thể lội ngược vượt dòng nước vì hẻm nước này đủ rộng trong mùa khô và không có thác nào trên chiều dài hẻm so với các hẻm khác.
Gần đây trong một bài nghiên cứu khoa học trên tạp chí “Critical Asia Studies”, ông Ian Baird cho biết có nhiều loài cá thiên cư từ Cam Bốt, Việt Nam qua thác Khone cho đến tận Vientiane, các vùng Thái lan ở kế cận, và bắc Lào như:
Từ tháng 1 đến tháng 3: Ít nhất có 32 loài gồm các loài cá tuế (minnow) từ Biển hồ Tonle Sap và Việt Nam như Henicorhynchus lobatus, Henicorhynchus siamensis, và Paralaubuca typus, cùng với các loài cá chạch (loach) như loài Botia modesta. Đa số lội ngược qua hẻm nước Hou Sahong
Tháng 4: khi nước thấp nhất, các đàn cá chép (carp) thuộc loài Cirrhinus microlepis từ Cam Bốt lội ngược dòng hầu như hoàn toàn qua hẻm nước Hou Sahong để vượt thác Khone lên Lào.
Tháng 4 đến tháng 5: Nhiều đàn lớn cá trê (catfish) Pangasius macronema từ Cam Bốt lên Lào cũng qua hẻm nước Hou Sahong.
Tháng 5 đến tháng 6: Bắt đầu mùa mưa, nhiều loài cá trê Pangasiidae thiên cư lên Lào, đa số theo hẻm nước Hou Sahong. Trong các loài cá trê, có loài Pangasius krempfi, mà một số người còn gọi chúng là “cá hồi Mekong” vì chúng lội ngược dòng từ tận mãi ở các cửa sông Mekong ở đồng bằng miền Tây Nam bộ của Việt Nam lên đến tận Huyện Nan ở tỉnh Luang prabang, bắc Lào. Chúng sinh ra ở sông Mekong nhưng sinh sống ở các cửa sông Mekong và biển Đông và vượt ngược dòng quay trở lại Lào qua thác Khone.
Tháng 7 đến tháng 9: Ở cao điểm mùa mưa, loài cá nổi tiếng, đang có nguy cơ tuyệt chủng là cá trê khổng lồ dài 3m Pangasianodon gigas nặng đến hơn 300kg, vượt thác Khone qua hẻm nước Hou Sahong lên Lào. Các đập trên dòng chính của sông Mekong sẽ làm loài này đi đến tuyệt chủng.
Tháng 10 đến tháng 1: Hai loài cá chép lớn nặng đến 70kg mà Hiệp hội Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature, IUCN) xếp loại có nguy cơ tuyệt chủng, Probarbus jullieni và Probarbus abeamajor, đều sinh sản ở vùng thác Khone, gần nơi mà dự án đập Don Sahong sẽ được xây. Đập Don Sahong sẽ thay đổi thủy văn và ảnh hưởng tai hại đến hình thái sinh sản của hai loài cá này.
Có khoảng 87% các loài cá sống trên sông Mekong là thiên cư. Nếu dự án xây đập Don Sahong được thực hiện thì các loài cá thiên cư trên khoảng cách xa sẽ bị ảnh hưởng, nhất là loài cá trê lớn Pangasius krempfi, có thể sẽ bị tuyệt chủng nếu bị ngăn ở thác Khone không lên được Lào. Đập Don Sahong vì thể sẽ hủy toàn bộ hải sản cá trê Pangasius krempfi ở cửa sông và biển Đông.
Cá trê khổng lồ Pangasianodon gigas mà người Thái và Lào gọi là Pla Beuk. Đập Don Sahong gần thác Khone sẽ làm loài cá này đi đến tuyệt chủng.
Chính vì sự quan trọng của các loài cá thiên cư dùng các hẻm nước ở thác Khone để thiên cư trong chu kỳ khô và ngập nước để sinh sống và sinh sản, nên dự án xây đập Don Sahong gần thác Khone sẽ thay đổi nhịp chảy và các dòng chảy ở khu vực thác Khone và các đảo trên thác. Điều này sẽ dẫn tới sự giảm sút sinh sản của bao loài cá và có nguy cơ sẽ làm nhiều loài tuyệt chủng, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và đời sống của bao nhiêu cư dân trong vùng, nhất là ở Cam Bốt.
Không lạ gì khi ta biết được Cam Bốt là nước phản đối mạnh nhất dự án xây đập Don Sahong ở huyện Khong, tỉnh Champasak, khi dự án này được công bố trong kế hoạch xây đập trên going chính của sông Mekong. Việt Nam hiện nay chưa chính thức có quan điểm về dự án xây đập Don Sahong, nhưng chúng ta phải sửa soạn và nghiên cứu thêm về tác hại môi trường của dự án này ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tham khảo
- Ian Baird, The Don Sahong dam, Potential Impacts on Regional Fish Migrations, Livelihoods, and Human Health, Critical Asian Studies 43:2 (2011), 211–235.
- John Keay, The Mekong Exploration Commission 1866-68: Anglo-French rivalry in South East Asia, http://end-of-empires-south-east-asia.wikispaces.com/file/view/THE+MEKONG+EXPLORATION+COMMISSION.pdf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét