Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2009

HAI DÒNG SÔNG KẾT NGHĨA MEKONG – MISSISSIPPI NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT

NGÔ THẾ VINH

CUỘC GẶP GỠ CHƯA CÓ TIỀN LỆ

Tháng Bảy vừa qua [23-07-2009], nhân Hội nghị Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á [ASEAN], theo yêu cầu của Mỹ đã có thêm một cuộc họp bên lề của Ngoại trưởng 5 nước: phía Mỹ là Hillary Rodham Clinton, cùng với 4 Ngoại trưởng vùng Hạ Lưu Sông Mekong gồm có Thái , Lào, Cam Bốt và Việt Nam tại Phuket, Nam Thái Lan. Đại diện cho Việt Nam là Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm kiêm Phó Thủ tướng. Tiếp theo đó là một tuyên cáo, có thể nói là chưa hề có từ trước tới nay, liên quan tới những vấn đề quan tâm chung, đặc biệt là trong các lãnh vực Môi trường, Y tế, Giáo dục, và Phát triển Hạ tầng/ infrastructure development trong vùng.

Ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vùng Hạ Lưu Sông Mekong và mỗi quốc gia đối với Hoa Kỳ, cùng với cam kết hỗ trợ nhằm thăng tiến hòa bình và thịnh vượng cho khu vực ASEAN như một toàn thể. Các Ngoại trưởng 4 nước Thái , Lào, Cam Bốt và Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ hơn của Hoa Kỳ với 4 nước Hạ Lưu trong những lãnh vực có ý nghĩa hỗ tương nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững trong vùng.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

A Vương – Nỗi Sầu Xứ Quảng Cứu lụt năm nay đừng quên tránh lụt năm sau

Phạm Phan Long P.E

Việc xả lũ từ đập A Vương xuống hạ nguồn trong hai ngày 29 va 30 tháng 9 vừa qua, khi cơn bão số 9 đang hòanh hành miền Trung, đã làm 48 người chết ở Kontum, 35 người tại Quảng Nam, 25 người ở Quảng Ngãi. Gần 150 triệu mét khối nước của đập thủy điện A Vương ở Quảng Nam đã góp phần lũ nhấn chìm hàng trăm nghìn dân ở hạ lưu sông Vu Gia và Thu Bồn. Thiệt hại này cho dân cư là việc đáng tiếc và đáng lý nhẹ hơn và còn có thể tránh được.

Việc hồ A Vương xả lũ gây tăng thêm thảm họa lũ không phải là lần đầu, các hồ thủy điện tại Việt Nam đã xả lũ gây lụt lội như thế. Trên diễn đàn Enviro-VLC của UNDP vào đầu tháng 10 năm 2000, người viết bài này đã lên tiếng cảnh giác các hồ chứa nước qúa nhiều sẽ phải xả lũ tăng thêm thảm họa cho dân cư hạ nguồn, và chỉ hai tuần sau đó, việc xả lũ đáng tiếc này đã xảy ra cùng lúc tại các đập Đa Nhim, Trị An, Thác Mơ và Dầu Tiếng tại Việt Nam vào giữa đỉnh mùa lũ. Cùng lúc đó dân, Cam Bốt đã lên tiếng tố cáo đập Yali của Việt Nam đã xả nước xuống hạ nguồn vào năm 2000 gây cho họ nhiều tổn thất.

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2009

NHỮNG CON ĐẬP LAN THƯƠNG* TRÊN VÙNG ĐỘNG ĐẤT VÂN NAM

NGÔ THẾ VINH
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
 
Hội Sinh Thái Việt giới thiệu bài khảo luận này của BS Ngô Thế Vinh đã đăng trên mạng Bauxite Vietnam tháng 10, 2009. http://bauxitevietnam.info/c/11693.html


LỜI DẪN NHẬP
“Thượng lưu sông Mekong (Upper Mekong Basin) là vùng động đất, với những chuyển động địa chấn đáng kể nên người ta có lý do để sợ rằng động đất sẽ xảy ra khi xây những con đập ở thượng nguồn”. [1]

Đó cũng là chủ điểm một bài viết của Bác sĩ Ngô Thế Vinh cách đây 7 năm đã đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21 số 158, tháng 06/2002, đề cập tới mối nguy cơ động đất từ những con đập thủy điện Vân Nam; ở thời điểm đó lời báo động ấy được xem như quá xa vời. Rồi những trận động đất lớn liên tiếp xảy ra trong những năm sau này, nơi vùng Tây Nam Trung Quốc với những tàn phá rộng lớn với nhiều con đập thủy điện trong vùng bị hư hại; sự kiện này đã khiến chính những học giả và các nhà hoạt động môi sinh ngay tại Trung Quốc đã phải gửi một kiến nghị 12/06/2008 kêu gọi chính quyền Bắc Kinh phải duyệt xét lại sự an toàn của những con đập thủy điện trên khu vực địa chấn không ổn định là vùng Tây Nam Trung Quốc; trong đó có đề nghị cụ thể là nhà nước Trung Quốc phải ngưng ngay việc chuẩn thuận những dự án đập thủy điện lớn trong vùng, cho đến khi nào hoàn tất những bước nghiên cứu về tính khả thi và an toàn của những dự án đập, và đáng chú ý nhất là yêu cầu “công khai hóa (make public)” những thông tin có được từ các công trình “tái khảo sát” ấy [6] – điều mà bấy lâu nay Trung Quốc luôn luôn giữ kín và che đậy. Bauxite Việt Nam gửi tới bạn đọc bài viết mới nhất của Bác sĩ Ngô Thế Vinh về vấn đề rất thời sự và đang gây nhiều mối quan tâm này.


Học giả và chuyên gia môi sinh Trung Quốc lên tiếng về độ an toàn của các đập nước trong vùng địa chấn Tây Nam Trung Quốc, kể cả Lan Thương (Mekong)

Phạm Phan Long P.E
 
(Phạm Phan Long, Viet Ecology Foundation, giới thiệu và phỏng dịch, 19 tháng 9/2009, đăng trên Bauxite Vietnam tháng 10, 2009 http://bauxitevietnam.info/c/11706.html)
(Radio France Internationale (RFI)8 tháng 10, 2009,
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/118/article_5228.asp
)
 
DẪN NHẬP: Đập thủy điện Tử Bình Phô (Zipingpu) thuộc tỉnh Tứ Xuyên được đưa vào hoạt động từ năm 2006, đến ngày 12 tháng 5/2008 xảy ra trận động đất 8.0 ở Vấn Xuyên (Wenchuan, thuộc tỉnh Tứ Xuyên) gây tử vong cho 69.000 người, từ 4,8 đến 11 triệu người vô gia cư trong số 15 triệu dân cư trong vùng [1]. 

Các học giả và trí thức tranh đấu và các chuyên gia môi sinh Trung Quốc đã gởi thơ thỉnh cầu chính quyền Trung Quốc xét lại an toàn của những đập nước lớn và phổ biến kết quả nghiên cứu này cho dân chúng. Thư thỉnh cầu của họ đã được công bố trên tờ Đệ Nhất Tài Kinh Nhật Báo- First Business Daily (diyicaijing bao) [第一财经日报] [4]- ngày 12 tháng 6 năm 2008 và đã được Three Gorge Probe dịch ra Anh ngữ. Các nhà tranh đấu và các chuyên gia môi sinh đã nghi ngại sự an toàn của các đập nước lớn trong vùng Tây Nam Trung Quốc – nơi có tình trạng địa chấn bất ổn.
Hội Sinh Thái Việt (Viet Ecology Foundation) trân trọng kêu gọi các học giả, trí thức Việt Nam, Đông Nam Á và các nhà trí thức khắp thế giới ủng hộ kiến nghị này bằng cách ghi tên vào bản kiến nghị trên internet theo địa chỉ:
http://www.gopetition.com/online/30896.html 


Thứ Tư, 23 tháng 9, 2009

PHÁ GHỀNH THÁC/ MỞ RỘNG LÒNG SÔNG/ HỦY HOẠI SINH CẢNH: NGUỒN CÁ SÔNG MEKONG ĐANG CHẾT DẦN

NGÔ THẾ VINH

LTS_ Nói về những bước suy thoái của sông Mekong, người ta liên hệ ngay tới chuỗi 14 con đập thủy điện bậc thềm Vân Nam và sắp tới đây là 11 con đập hạ lưu. Nhưng không thể không kể tới những bước hủy hoại môi sinh khác đã và đang diễn ra trong toàn lưu vực sông Mekong như: đổi dòng lấy nước; phá rừng bừa bãi; dùng chất nổ tàn phá chỉ để mở rộng khai thông lòng sông cho các con tàu lớn Trung Quốc dễ dàng đi xuống phương nam. Bài viết của nhà văn Ngô Thế Vinh trong số báo này chủ yếu đề cập tới Dự án Phá đá trên 21 khúc ghềnh thác của sông Mekong. Để thấy rằng đó là một dự án liều lĩnh, tắc trách và cả vô trách nhiệm, đã khiến tờ báo Watershed số tháng 11/ 2002 phải đưa ra nhận định: “Họ chỉ căn cứ trên có hai ngày khảo sát thực địa...rồi đi tới kết luận rằng Dự án Phá đá khai thông ghềnh thác sẽ không có ảnh hưởng dài hạn nào trên nguồn cá và ngư nghiệp của cư dân sống hai bên bờ sông Mekong... Bằng chứng là đã không có sự lượng giá thực sự về những tiềm năng ảnh hưởng này.” Trước mắt thì quốc gia hưởng lợi nhất từ dự án này vẫn là Trung Quốc nhưng với cái giá rất đắt về môi sinh phải trả là 5 nước vùng Hạ lưu sông Mekong.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009

CALL FOR HYDROPOWER DAM SAFETY REASSESSMENT

Phạm Phan Long P.E

The Zipingpu hydropower dam in Sichuan was built in 2002 and completed in 2008, soon after the reservoir was filled and put in operation, on May 12, 2008, a massive earthquake, magnitude 7.9 hit the region and reportedly killed 69,000 people, rendering anywhere from 4.8 to 111 people homeless. China and the world were shocked by the stunning catastrophe, in July 8, 2008, a group of Chinese environmentalists and scholars submitted the appeal to the Chinese government for dam safety assessments in geologically unstable south-west China.

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2009

MEKONG 2009 DÒNG SÔNG CÂM NÍN MỘT TRUNG QUỐC ĐI SAU VỀ TRƯỚC

NGÔ THẾ VINH
Gửi Nhóm bạn Cửu Long

LỜI DẪN Dư luận mới đây lại một thoáng xôn xao khi có phúc trình của Liên Hiệp Quốc đề cập tới con đập mẹ Xiaowan/ Tiểu Loan cao nhất thế giới vừa hoàn tất, cùng với những tác hại của chuỗi đập Vân Nam như một “mối đe dọa duy nhất-lớn nhất / the single greatest threat”đối với hệ sinh thái sông Mekong. Báo chí trong nước có vẻ đang được phép mạnh dạn lên tiếng “Hãy Cứu Sông Mekong” dĩ nhiên với rất ít đụng chạm tới nước lớn Trung Quốc mà chỉ với các nước láng giềng nhỏ như Thái Lan, Lào, Cam Bốt khi nói tới nguy cơ thêm 11 con đập thủy điện chắn ngang dòng chính sông Mekong khúc Hạ Lưu. Rất đáng lưu ý là Trung Quốc đã có liên hệ trực tiếp đầu tư tới 4 trong số 11 con đập ấy, không kể 14 con đập bậc thềm Vân Nam đã là sở hữu của riêng họ. 

Nhưng không lẽ chờ tới năm 2009, sắp qua đi thập niên đầu của Thế kỷ 21, đứng trước ‘sự đã rồi’ giới khoa học trong nước mới “dè dặt” lên tiếng bày tỏ mối quan ngại về việc Trung Quốc xây đập và hồ chứa nước trên thượng nguồn sông Mekong. Đối với các nhà hoạt động môi sinh bên ngoài, trong đó có “Nhóm Bạn Cửu Long” họ đã biết rõ và liên tục lên tiếng báo động từ hơn một thập niên qua về hiểm họa các dự án xây đập của TQ và cả các con đập hạ lưu.