Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
và Uỷ Ban Quốc gia Mekong Việt Nam
Viraphonp Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào, khuôn mặt “trí tuệ” đứng sau mọi dự án phát triển thủy điện của quốc gia Lào. Ngày 15-10-2012 khi tới Viện Kỹ Thuật Á châu / AIT, Bangkok để duyệt xét mô hình dự án thủy điện Xayaburi, Viravong khẳng định: “Phát triển tiềm năng thủy điện của Lào là chuyện đương nhiên. Chỉ có vấn đề làm sao để thực hiện bền vững.” (5)
LẠI TIN CHẤN ĐỘNG
Theo Lao News Agency 14/07//2016, đập thuỷ điện Pak Beng dự trù được khởi công vào năm 2017.
Theo Viraphon Viravong, Thứ trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào thì Pak Beng là một trong năm dự án thuỷ điện dòng chính trong vùng Bắc Lào, thuộc huyện Pak Beng, tỉnh Oudomsay.
Theo Daovong Phonekeo, Tổng Giám đốc Bộ Năng lượng và Kế hoạch Lào, Pak Beng là con đập dòng chảy / run-of-river, cách trung tâm huyện Pak Beng 14 km hướng thượng nguồn, với công xuất khoảng 912 MW, sản xuất điện trung bình/ năm là 4,775 GWh.
Trong cuộc họp báo từ đài truyền hình Paxason thủ đô Vạn Tượng, với giới truyền thông, với báo Vientiane Times, Thông tấn xã Lào và các cơ quan liên hệ, Daovong đã phát biểu: "Mục đích của dự án này là dùng nguồn thuỷ điện để sản xuất điện cho nhu cầu trong nước và xuất cảng,"
Công trình xây cất dự trù hoàn tất vào năm 2023 và bắt đầu hoạt động thương mại vào đầu năm 2024.
Lợi nhuận từ dự án này sẽ tăng cường cho ngân sách và góp phần thăng tiến quốc gia Lào còn trong tình trạng kém phát triển. Hơn thế nữa dự án này sẽ là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy tức thời và dài hạn tiến trình kỹ nghệ hoá và hiện đại hoá nước Lào.
Cũng vẫn theo Theo Thứ trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào Viraphon Viravong, Dự án thuỷ điện Pak Beng trên sông Mekong sẽ tuân thủ với những nguyên tắc của Hiệp Định Mekong 1995, đặc biệt là bước tham vấn trước/ prior consultation sẽ đòi hỏi ít nhất 6 tháng trước khi có quyết định chung cuộc. (1) [Hết trích dẫn]
Hình 1_ Khúc sông Mekong, nơi sẽ xây cất đập thuỷ điện Pak Beng
[nguồn: photo by International Rivers]
VIRAVONG ĐỨA CON TRÍ TUỆ KIÊN ĐỊNH CỦA LÀO
Những ai có theo dõi các bước khai thác năng lượng thủy điện của Lào sẽ nhận ra ngay rằng không phải Tổng Thống, Thủ Tướng hay Ngoại trưởng Lào, nhưng là một tên tuổi khác: Viraphonh Viravong nổi bật và trí tuệ của đất nước Lào. Viraphonh Viravong trong suốt hơn ba thập niên qua đã có những nỗ lực bền bỉ và kiên định với giấc mơ canh tân, biến đất nước Lào trở thành một xứ “Kuwait về thủy điện ” của Đông Nam Á.
Theo World Economic Forum, Viraphonh Viravong có một tiểu sử rất dày trong lãnh vực năng lượng. Tốt nghiệp Kỹ sư Cơ khí / Mechanical Engineering, Viện Khoa học Kỹ thuật Footscray, Đại học Victoria, Úc (1976); Văn bằng Cao học Chánh trị, Học viện Quốc gia Chánh trị Hành chánh Lào (2009); chuyên gia Bộ Điện lực Lào / Electricité du Laos (1978-1995); Giám đốc Quản trị Bộ Điện lực Lào (1995-2006); Thành viên Hội đồng Quốc gia Năng lượng Lào (1995-2006); Thành viên Ban Giám Đốc đập Thủy điện Theun Hinboun (1995-2012); Thành viên Ban Giám Đốc đập Thủy điện Nam Theun-2 (2001-2005); Thành viên Phòng Thương mại và Kỹ nghệ Quốc gia Lào (2002-2005); Tổng Giám Đốc Bộ Năng lượng và Hầm Mỏ Lào (2006-2011); Thứ Trưởng Bộ Năng lượng và Hầm Mỏ Lào từ 11/ 2011 tới nay.
Viraphonp Viravong thường xuyên thăm viếng con sông Mekong tìm tới những nơi có thể xây thêm đập thủy điện, với hy vọng đem lại sự giàu có mau chóng cho đất nước Lào, với thuyết phục người dân Lào nơi các khu xây đập về những lợi lộc do các con đập đem lại: họ sẽ có điện quanh năm, có thêm đường xá, nhà thương, trường học do lợi tức từ nguồn điện đem về.
Viraphonp Viravong qua kinh nghiệm với các con đập phụ lưu lớn của Lào như Theun Hinboun, Nam Theun-2 và nay tới những con đập dòng chính: từ con đập Xayaburi đầu tiên, tới con đập thứ hai Don Sahong và nay là con đập dòng chính thứ ba Pak Beng, và cho dù gặp sự chống đối mạnh mẽ từ mọi phía nhưng khi nhu khi cương, một Viraphonp Viravong kiên định và đầy bản lãnh đã lần lượt hóa giải những mũi dùi chống đối ấy và không ngừng bước tiến hành triển khai những con đập.
Viraponh Viravong không những có trình độ kỹ thuật, còn có khả năng ngoại ngữ và có niềm xác tín, và cả yêu đất nước Lào nên đã có cả những vận động thuyết phục đối với giới truyền thông Tây phương.
Hình 2_ Viraphonp Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào, khuôn mặt “trí tuệ” đứng sau mọi dự án phát triển thủy điện của Lào.
Rồi nhìn lại Việt Nam, từ Bộ Tài Nguyên Môi trường tới Uỷ Ban Mekong Hà Nội, cho dù không thiếu những khoa bảng với rất nhiều học vị tiến sĩ nhưng xem ra nguồn "chất xám" từ những cơ quan đầu não ấy chưa đủ bản lãnh chưa có một đường lối nhất quán và kiên định để có thể coi là có những tiếng nói trí tuệ thuyết phục và đối trọng được với một Viraponh Viravong của đất nước Lào.
PAK BENG LẠI THÊM MỘT CON ĐẬP MADE IN CHINA
Pak Beng được thiết kế bởi công ty Trung Quốc Datang Overseas Investment Co., Ltd. qua một thỏa thuận ký kết giữa Lào và TQ tháng 8 năm 2007, với trị giá ban đầu 1.88 tỉ MK. Đến tháng 3 năm 2014, công ty Datang nhận được giấy phép môi trường / environmental permits từ chính phủ Lào trước khi trải qua các bước PNPCA: thủ tục thông báo, tham vấn trước và chuẩn thuận. Và từ 2015, Mạng Lưới Sông Quốc tế / IRN đã thấy nhộn nhịp các công trình xây cất cầu đường dẫn tới khu xây đập Pak Beng.
Không có gì gây ngạc nhiên cho giới quan sát khi nghe tin dự án Pak Beng sẽ được khởi công trong đầu năm 2017, sau hai con đập Xayaburi và Don Sahong thì đang xây. Khi mà Xayaburi, con Domino đầu tiên đã đổ xuống mà không gặp trở ngại gì, lại được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Bắc Kinh thì không có lý do gì Lào không mạnh dạn tiếp tục triển khai toàn bộ 9 dự án đập thuỷ điện dòng chính trong vòng những năm tới.
Hình 3_ Các con đập dòng chính Sông Mekong:
vòng đen/ hoàn tất, vòng trắng/ dự án, vòng đỏ/ khởi công
[nguồn: Stimson 2010, cập nhật 2016]
Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây, về lịch sử các dự án đập thủy điện chắn ngang sông Mekong vùng Hạ lưu thực sự đã có từ thời Ủy Ban Sông Mekong 1958 thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà, nhưng rồi tất cả phải hoãn lại vì cuộc Chiến tranh Việt Nam lan rộng ra 3 nước Đông Dương.
Sau chiến tranh Việt Nam, các dự án thuỷ điện Hạ lưu Sông Mekong lại được nhắc tới. Rồi cũng từ vị trí những dự án đập ấy, đã được các cơ quan tham vấn Canada và Pháp tái đề xuất và Ban Thư Ký Sông Mekong ấn hành năm 1994. Nhưng rồi một lần nữa các dự án ấy lại bị tạm gác lại vì quá tốn kém và cả do mối e ngại về tác hại rộng rãi trên môi sinh.
Nhưng kể từ đầu năm 2006, các công ty Thái Lan, Mã Lai và Trung Quốc, lại được phép tiếp tục thực hiện những cuộc khảo sát về tính khả thi của 6 con đập sau đó tăng lên tới 11 rồi 12 con “đập dòng chảy / run-of-river” thuộc Lưu Vực Dưới Sông Mekong / Lower Mekong; thứ tự 11 dự án đập từ bắc xuống nam:
1/ Đập Pak Beng, Lào 912 MW [dự trù ban đầu là 1,320 MW]; bảo trợ dự án: công ty “Trung Quốc” Datang International Power Generation Co. và chánh phủ Lào.
2/ Đập Luang Prabang, Lào 1,410 MW; bảo trợ bởi Petrovietnam Power Co. và chánh phủ Lào.
3/ Đập Xayabouri, Lào, 1.260 MW, tỉnh Xayabouri, Lào; bảo trợ bởi công ty Thái Lan Karnchang và chánh phủ Lào.
4/ Đập Pak Lay, Lào, 1,320 MW tỉnh Xayaburi; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc” SinoHydro Co.
5/ Đập Xanakham, Lào, 1,000MW; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc” Datang International Power Generation Co.
6/ Đập Pak Chom, biên giới Lào Thái, 1,079 MW; bảo trợ bởi công ty MoE Thái Lan.
7/ Đập Ban Koum, biên giới Lào Thái, 2,230 MW, tỉnh Ubon Ratchathani; bảo trợ bởi Italian-Thai Development Co., Ltd và Asia Corp Holdings Ltd. và chánh phủ Lào.
8/ Đập Lat Sua, Lào, 800 MW; bảo trợ bởi Charoen Energy and Water Asia Co. Ltd. /Thái Lan và chánh phủ Lào.
9/ Đập Don Sahong 360 MW, tỉnh Champasak, Lào: được bảo trợ bởi công ty Mã Lai Mega First Berhad Co. [nhưng thực sự là của SinoHydro, TQ]
10/ Đập Stung Treng, Cam Bốt, 980 MW; bảo trợ bởi chánh phủ Nga.
11/ Đập Sambor, Cam Bốt; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc”/ China Southern Power Grid Co./ CSGP.
[Thakho, con đập thứ 12: bảo trợ bởi CNR Pháp và Electricité du Laos, trên lãnh thổ Lào, 60 MW quá nhỏ nên ít được nhắc tới, ghi chú của người viết]
Bắc Kinh đã sở hữu 14 con đập bậc thềm Vân Nam thuộc Lưu Vực Trên, nay lại có mặt thêm nơi trong 4 dự án thuộc khu vực Hạ Lưu. Riêng Việt Nam do chỉ thấy lợi lộc ngắn hạn, cũng bảo trợ cho dự án đập Luang Prabang 1,410 MW. Với chọn lựa theo “tiêu chuẩn nước đôi ấy / double standard”, Hà Nội sẽ chẳng thể còn kêu ca được gì trước Liên Hiệp Quốc khi nói về tác hại của chuỗi đập Mekong đối với Việt Nam.
NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH LUỸ CHUỖI ĐẬP HẠ LƯU:
Với 14 con đập Bậc Thềm Vân Nam và 12 con đập Hạ lưu, tổng số 26 con đập dòng chính trên suốt chiều dài hơn 4,800 km sông Mekong, với thời gian là những huỷ hoại tích lũy không thể đảo nghịch. Vừa qua một Đồng Bằng Sông Cửu Long không còn Mùa Nước Nổi và bị hạn hán khốc liệt là hậu quả nhãn tiền.
Theo lượng giá 2010 của Toán Đặc Nhiệm Lượng Giá Môi Sinh Chiến Lược / Strategic Environmental Assessment / SEA thuộc International Center for Environmental Management / ICEM [Úc] thì những con đập dòng chính Hạ lưu sẽ gây ra những tác hại dây chuyền nghiêm trọng:
1/ Biến đổi Dòng Chảy và Bản chất của dòng Sông: con sông sẽ không còn giữ được “nhịp đập / flood pulse” theo mùa, là yếu tố sinh tồn của con sông Tonlé Sap và Biển Hồ.
2/ Ảnh hưởng tới Nguồn Cá và An toàn Thực phẩm:
Những con đập sẽ ngăn chặn các đoàn di ngư / migratory fishes, thu hẹp diện tích các vùng đất ngập / wetland areas, làm biến đổi và hủy hoại sinh cảnh thiết yếu của các loài cá sông Mekong.
3/ Đe dọa tính Đa dạng của hệ Thủy sinh:
Do những thay đổi làm biến dạng con sông, gây rối loạn dòng chảy và cả môi trường nước, tính phong phú và đa dạng của hệ thủy sinh sông Mekong bị đe dọa, với hơn 100 loài cá bị lâm nguy.
4/ Thay đổi hệ Sinh thái:
Với gần nửa diện tích đất đai trồng trọt và các khu rừng hạ lưu được công nhận là Vùng Đa dạng Sinh thái Chủ yếu / Key Biodiversity Zones; trong đó 5% là Khu Bảo tồn Quốc gia và các Vùng Đất Ngập được bảo vệ theo Quy ước Ramsar. Những con đập sẽ gây lũ lụt nhận chìm những vùng đất ngập gây ảnh hưởng trên hệ sinh thái động vật và thực vật.
5/ Tổn thất Nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp bị tổn thất do ngập lụt từ các con đập, do mất phù sa vì bị giữ lại trong các hồ chứa làm tăng nhu cầu xử dụng phân bón hóa học; mất nguồn canh tác vườn tược ven sông gây thất thoát về kinh tế.
6/ Giảm Trữ lượng Phù sa:
Nồng độ phù sa giảm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng trong tiến trình chuyển tải các dưỡng chất thiết yếu như phốt phát và đạm chất / nitrogen cho các dẻo đất ven sông và cho hai vùng châu thổ Tonlé Sap, ĐBSCL, ảnh hưởng sút giảm trong sản xuất nông nghiệp. Giảm lượng phù sa cũng làm mất cân bằng dòng chảy, gây sạt lở bờ sông, các vùng ven biển.
7/ Đe dọa cuộc sống văn hoá ổn định của 70 triệu dân cư ven sông: do phải di rời ra khỏi vùng xây đập, phải tái định cư, và cuộc sống bất ổn do đe dọa nguồn thực phẩm nguồn cá nguồn lúa gạo vốn phong phú của con sông Mekong; những con đập có thể làm thay đổi vĩnh viễn nếp sống văn hóa cổ truyền dân cư trong vòng mấy thập niên tới.
Do những bất trắc chưa lường được của các dự án thuỷ điện dòng chính hạ lưu, Toán Đặc Nhiệm Lượng Giá Môi Sinh Chiến Lược / SEA đã đề xuất: tạm hoãn xây đập 10 Năm [2010 - 2020] để có thời gian nghiên cứu thêm, bổ xung những khiếm khuyết và tìm cách triển khai một cách tối ưu các dự án thuỷ điện trong phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường trong lưu vực.
Một đề nghị thận trọng với những lợi ích hiển nhiên như vậy, cho hệ sinh thái sông Mekong và cho ngay cả chính người dân Lào, một thứ win-win situation nhưng đã không được chính phủ Lào lắng nghe và tôn trọng.
Hình 4_ Nguyễn Hữu Thiện, Trưởng nhóm tư vấn Quốc gia về Đánh giá môi trường chiến lược 12 đập thủy điện dòng chính Mekong [nguồn: internet]
Chỉ riêng sự kiện mất nguồn phù sa do bị các đập thuỷ điện giữ lại, ThS Nguyễn Hữu Thiện tốt nghiệp MS ngành Sinh học Bảo tồn và Phát triển bền vững, Viện môi trường Nelson, Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ với nhiều năm kinh nghiệm về quản lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu đã đưa ra nhận định:
“Đồng Bằng Sông Cửu Long được kiến tạo bởi phù sa sông Mekong và hãy còn rất trẻ. Vì thế, khi bị các con đập thủy điện giữ lại lượng phù sa bồi đắp, khiến quá trình kiến tạo này bị đảo ngược và ĐBSCL sẽ tan rã”.
QUY TRÌNH PNPCA 3 GIAI ĐOẠN THAM VẤN
Cho dù theo Hiệp Định Sông Mekong 1995, không một quốc gia nào có quyền phủ quyết / veto power nhưng các dự án sông Mekong vẫn phải trải qua thủ tục tham vấn viết tắt là PNPCA bao gồm:
Rõ ràng, tinh thần Hiệp Định Sông Mekong 1995 ngay từ bước đầu đã bị Lào phá vỡ.
Để rồi, sau Xayaburi, Don Sahong là quân cờ Domino thứ hai đổ xuống. Cách đây hơn ba năm (3/10/2013), Lào thông báo cho MRC về quyết định xây con đập dòng chính thứ hai: Don Sahong, là một con đập rất nhỏ nhưng có tác hại vô cùng lớn lao, gây lo ngại cho các tổ chức bảo vệ môi sinh.
Và vẫn cứ theo một "mẫu ứng xử thiếu nhất quán" của nhà nước Lào: không nghe, không hồi đáp, vẫn tiến hành với tất cả sự thiếu minh bạch. Con đập Don Sahong, tuy với danh nghĩa MegaFirst công ty Mã Lai đứng thầu nhưng rồi đứng sau lại là một công ty xây đập Trung Quốc SinoHydro, Don Sahong thuần tuý là một con đập Made in China.
Chánh phủ Lào chứng tỏ là đã không tôn trọng tinh thần của Điều 7 trong Hiệp Ước Hợp Tác Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Mekong 1995: "Các quốc gia thành viên ký kết cùng đồng ý là bằng mọi cố gắng phòng tránh, làm nhẹ hay giảm thiểu những hậu quả tác hại trên môi trường do phát triển và xử dụng Lưu vực Sông Mekong.”
Lào đã và đang đơn phương chọn quyền lợi riêng tư ngắn hạn muốn biến xứ sở họ mau chóng thành xứ Kuwait Thuỷ Điện Đông Nam Á nhưng với cái giá rất đắt phải trả của chính đất nước Lào và cả các quốc gia lân bang.
Hình 5_ Một địa chỉ rất nghịch lý của Uỷ Ban Quốc gia Mekong Việt Nam, từ bao năm nay vẫn toạ lạc tại 12 phố Hàng Tre Hà Nội, cách xa ĐBSCL hơn 1,600 km [nguồn: photo by Lưu Ngọc Hà]
Cho đến nay những khuyến cáo của Uỷ Hội Sông Mekong / MRC đã tỏ ra là vô hiệu. Và điều đáng nói hơn nữa, Uỷ Ban Sông Mekong Việt Nam vẫn cứ an nhiên toạ lạc tại 12 phố Hàng Tre Hà Nội, chưa hề có một đường lối nhất quán ngăn chặn, chống lại chuỗi những con đập thuỷ điện dòng chính của Lào, và vì ở xa họ đã không nghe hoặc không muốn nghe những "hồi chuông báo tử", những tiếng "đóng đinh trên nắp ván thiên" vẫn vang dội lên từ một ĐBSCL đang tan rã và chết dần.
SÔNG MEKONG: MỘT TRỌN GÓI CỦA TRUNG QUỐC
Sự phong phú của hệ sinh thái sông Mekong chỉ đứng thứ hai sau con sông Amazon, Nam Mỹ. Tiềm năng thuỷ điện của sông Mekong lên tới 60,000 MW.
Về phía Trung Quốc, nơi thượng nguồn Bắc Kinh đã hoàn tất 6 con đập dòng chính, trong đó có hai con đập lớn nhất: con khủng long Nọa Trác Độ/ Nuozhadu 5,850 MW và con Đập Mẹ Tiểu Loan/ Xiaowan 4,200 MW, về tổng thể Bắc Kinh hầu như đã hoàn thành kế hoạch thuỷ điện của họ trên sông Lancang, tên TQ của con Sông Mekong và theo Fred Pearce, Đại học Yale thì con sông Mekong đã trở thành tháp nước và là nhà máy điện của Trung Quốc.
Nhưng không dừng lại ở đó, ai cũng thấy Trung Quốc có tham vọng chiếm đoạt nguồn năng lượng điện và cả những tài nguyên hầm mỏ phong phú chưa khai thác của toàn Lưu vực Sông Mekong.
Nhắc tới sự kiện Trung Quốc mới đây cho thành lập Khối Hợp tác Lancang - Mekong, một cơ chế bao gồm 6 nước cùng sử dụng sông Mekong, nhưng đó chỉ là một bước chiến lược trong đại kế hoạch One Belt One Road (OBOR) của Trung Quốc, vừa tạo cho mình một hình ảnh hữu nghị nhưng thực tế là nhằm tăng thêm ảnh hưởng đưa tới khống chế toàn bộ lưu vực sông Mekong. (4) Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong.
Phải thấy rằng Trung Quốc có cả một chiến lược "nắm trọn gói" không phải chỉ riêng con sông Mekong, mà cả khối tài nguyên của toàn lưu vực. Với nguồn thuỷ điện dồi dào, họ sẽ tận khai thác tất cả những vùng hầm mỏ khoáng sản để phục vụ cho cơn khát năng lượng và nguyên liệu của họ. Thay lời kết cho bài viết ngắn này, là trả lời cho câu hỏi của ký giả Lê Quỳnh, Báo Người Đô Thị: "Việt Nam, cụ thể là Chính phủ, Ủy ban Mekong cần có hành động cụ thể gì khác hơn để không lặp lại thất bại cũ?"
Người viết muốn nhắc lại một đề nghị, cần cấp thiết di chuyển Ủy ban Quốc gia Mekong Việt Nam từ Hà Nội về ĐBSCL để cùng bắt tay hình thành một phân khoa Mekong nơi Đại học Cần Thơ, giúp phái đoàn Việt Nam có một Hồ sơ Mekong mang tính chiến lược nhất quán, có cơ sở pháp lý để từng bước đương đầu với những vấn nạn trong "phát triển không bền vững" trong lưu vực Sông Mekong, trong đó có Lào và đứng sau là TQ.
Phải thấy rằng Sông Mekong không chỉ là vấn đề song phương giữa hai nước Lào và Việt Nam, nhưng cốt lõi là một sách lược Việt Nam đối với Trung Quốc ra sao trong một toàn cảnh địa dư chính trị như hiện nay: từ Biển Đông tới Lưu vực Sông Mekong, và còn phải kể tới: "Đạo quân thứ Năm" là tràn ngập những công nhân Trung Quốc trên những vùng "nhượng địa" ngay trên lãnh thổ Việt Nam.
Sự "sống còn" của Việt Nam, trong đó có ĐBSCL phải là ưu tiên số một trong mọi nghị trình của Bộ Chính trị, của Quốc hội và của cả hội đồng Chính phủ.
Đại hạn nơi ĐBSCL, rồi thảm hoạ huỷ diệt môi trường sống từ những bướu ung thư như Formosa Vũng Áng, Bauxite Tây Nguyên là những vấn đề "sinh tồn" của cả một dân tộc.
Trước mắt thấy được là một trận chiến môi sinh không tuyên chiến của Trung Quốc nhưng thâm hiểm hơn là có tiềm ẩn một cuộc "chiến tranh sinh học" với sự đầu độc tích luỹ, từ chén cơm tới tô cá, có thể đưa tới hậu quả biến thể Gene DNA / Gene mutation, với khả năng làm triệt tiêu sức đề kháng của giống nòi Việt Nam theo cái nghĩa "sinh học".
NGÔ THẾ VINH
California 24-07-2016
Tham Khảo:
và Uỷ Ban Quốc gia Mekong Việt Nam
Viraphonp Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào, khuôn mặt “trí tuệ” đứng sau mọi dự án phát triển thủy điện của quốc gia Lào. Ngày 15-10-2012 khi tới Viện Kỹ Thuật Á châu / AIT, Bangkok để duyệt xét mô hình dự án thủy điện Xayaburi, Viravong khẳng định: “Phát triển tiềm năng thủy điện của Lào là chuyện đương nhiên. Chỉ có vấn đề làm sao để thực hiện bền vững.” (5)
LẠI TIN CHẤN ĐỘNG
Theo Lao News Agency 14/07//2016, đập thuỷ điện Pak Beng dự trù được khởi công vào năm 2017.
Theo Viraphon Viravong, Thứ trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào thì Pak Beng là một trong năm dự án thuỷ điện dòng chính trong vùng Bắc Lào, thuộc huyện Pak Beng, tỉnh Oudomsay.
Theo Daovong Phonekeo, Tổng Giám đốc Bộ Năng lượng và Kế hoạch Lào, Pak Beng là con đập dòng chảy / run-of-river, cách trung tâm huyện Pak Beng 14 km hướng thượng nguồn, với công xuất khoảng 912 MW, sản xuất điện trung bình/ năm là 4,775 GWh.
Trong cuộc họp báo từ đài truyền hình Paxason thủ đô Vạn Tượng, với giới truyền thông, với báo Vientiane Times, Thông tấn xã Lào và các cơ quan liên hệ, Daovong đã phát biểu: "Mục đích của dự án này là dùng nguồn thuỷ điện để sản xuất điện cho nhu cầu trong nước và xuất cảng,"
Công trình xây cất dự trù hoàn tất vào năm 2023 và bắt đầu hoạt động thương mại vào đầu năm 2024.
Lợi nhuận từ dự án này sẽ tăng cường cho ngân sách và góp phần thăng tiến quốc gia Lào còn trong tình trạng kém phát triển. Hơn thế nữa dự án này sẽ là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy tức thời và dài hạn tiến trình kỹ nghệ hoá và hiện đại hoá nước Lào.
Cũng vẫn theo Theo Thứ trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào Viraphon Viravong, Dự án thuỷ điện Pak Beng trên sông Mekong sẽ tuân thủ với những nguyên tắc của Hiệp Định Mekong 1995, đặc biệt là bước tham vấn trước/ prior consultation sẽ đòi hỏi ít nhất 6 tháng trước khi có quyết định chung cuộc. (1) [Hết trích dẫn]
Hình 1_ Khúc sông Mekong, nơi sẽ xây cất đập thuỷ điện Pak Beng
[nguồn: photo by International Rivers]
VIRAVONG ĐỨA CON TRÍ TUỆ KIÊN ĐỊNH CỦA LÀO
Những ai có theo dõi các bước khai thác năng lượng thủy điện của Lào sẽ nhận ra ngay rằng không phải Tổng Thống, Thủ Tướng hay Ngoại trưởng Lào, nhưng là một tên tuổi khác: Viraphonh Viravong nổi bật và trí tuệ của đất nước Lào. Viraphonh Viravong trong suốt hơn ba thập niên qua đã có những nỗ lực bền bỉ và kiên định với giấc mơ canh tân, biến đất nước Lào trở thành một xứ “Kuwait về thủy điện ” của Đông Nam Á.
Theo World Economic Forum, Viraphonh Viravong có một tiểu sử rất dày trong lãnh vực năng lượng. Tốt nghiệp Kỹ sư Cơ khí / Mechanical Engineering, Viện Khoa học Kỹ thuật Footscray, Đại học Victoria, Úc (1976); Văn bằng Cao học Chánh trị, Học viện Quốc gia Chánh trị Hành chánh Lào (2009); chuyên gia Bộ Điện lực Lào / Electricité du Laos (1978-1995); Giám đốc Quản trị Bộ Điện lực Lào (1995-2006); Thành viên Hội đồng Quốc gia Năng lượng Lào (1995-2006); Thành viên Ban Giám Đốc đập Thủy điện Theun Hinboun (1995-2012); Thành viên Ban Giám Đốc đập Thủy điện Nam Theun-2 (2001-2005); Thành viên Phòng Thương mại và Kỹ nghệ Quốc gia Lào (2002-2005); Tổng Giám Đốc Bộ Năng lượng và Hầm Mỏ Lào (2006-2011); Thứ Trưởng Bộ Năng lượng và Hầm Mỏ Lào từ 11/ 2011 tới nay.
Viraphonp Viravong thường xuyên thăm viếng con sông Mekong tìm tới những nơi có thể xây thêm đập thủy điện, với hy vọng đem lại sự giàu có mau chóng cho đất nước Lào, với thuyết phục người dân Lào nơi các khu xây đập về những lợi lộc do các con đập đem lại: họ sẽ có điện quanh năm, có thêm đường xá, nhà thương, trường học do lợi tức từ nguồn điện đem về.
Viraphonp Viravong qua kinh nghiệm với các con đập phụ lưu lớn của Lào như Theun Hinboun, Nam Theun-2 và nay tới những con đập dòng chính: từ con đập Xayaburi đầu tiên, tới con đập thứ hai Don Sahong và nay là con đập dòng chính thứ ba Pak Beng, và cho dù gặp sự chống đối mạnh mẽ từ mọi phía nhưng khi nhu khi cương, một Viraphonp Viravong kiên định và đầy bản lãnh đã lần lượt hóa giải những mũi dùi chống đối ấy và không ngừng bước tiến hành triển khai những con đập.
Viraponh Viravong không những có trình độ kỹ thuật, còn có khả năng ngoại ngữ và có niềm xác tín, và cả yêu đất nước Lào nên đã có cả những vận động thuyết phục đối với giới truyền thông Tây phương.
Hình 2_ Viraphonp Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào, khuôn mặt “trí tuệ” đứng sau mọi dự án phát triển thủy điện của Lào.
Rồi nhìn lại Việt Nam, từ Bộ Tài Nguyên Môi trường tới Uỷ Ban Mekong Hà Nội, cho dù không thiếu những khoa bảng với rất nhiều học vị tiến sĩ nhưng xem ra nguồn "chất xám" từ những cơ quan đầu não ấy chưa đủ bản lãnh chưa có một đường lối nhất quán và kiên định để có thể coi là có những tiếng nói trí tuệ thuyết phục và đối trọng được với một Viraponh Viravong của đất nước Lào.
PAK BENG LẠI THÊM MỘT CON ĐẬP MADE IN CHINA
Pak Beng được thiết kế bởi công ty Trung Quốc Datang Overseas Investment Co., Ltd. qua một thỏa thuận ký kết giữa Lào và TQ tháng 8 năm 2007, với trị giá ban đầu 1.88 tỉ MK. Đến tháng 3 năm 2014, công ty Datang nhận được giấy phép môi trường / environmental permits từ chính phủ Lào trước khi trải qua các bước PNPCA: thủ tục thông báo, tham vấn trước và chuẩn thuận. Và từ 2015, Mạng Lưới Sông Quốc tế / IRN đã thấy nhộn nhịp các công trình xây cất cầu đường dẫn tới khu xây đập Pak Beng.
Không có gì gây ngạc nhiên cho giới quan sát khi nghe tin dự án Pak Beng sẽ được khởi công trong đầu năm 2017, sau hai con đập Xayaburi và Don Sahong thì đang xây. Khi mà Xayaburi, con Domino đầu tiên đã đổ xuống mà không gặp trở ngại gì, lại được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Bắc Kinh thì không có lý do gì Lào không mạnh dạn tiếp tục triển khai toàn bộ 9 dự án đập thuỷ điện dòng chính trong vòng những năm tới.
Hình 3_ Các con đập dòng chính Sông Mekong:
vòng đen/ hoàn tất, vòng trắng/ dự án, vòng đỏ/ khởi công
[nguồn: Stimson 2010, cập nhật 2016]
Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây, về lịch sử các dự án đập thủy điện chắn ngang sông Mekong vùng Hạ lưu thực sự đã có từ thời Ủy Ban Sông Mekong 1958 thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà, nhưng rồi tất cả phải hoãn lại vì cuộc Chiến tranh Việt Nam lan rộng ra 3 nước Đông Dương.
Sau chiến tranh Việt Nam, các dự án thuỷ điện Hạ lưu Sông Mekong lại được nhắc tới. Rồi cũng từ vị trí những dự án đập ấy, đã được các cơ quan tham vấn Canada và Pháp tái đề xuất và Ban Thư Ký Sông Mekong ấn hành năm 1994. Nhưng rồi một lần nữa các dự án ấy lại bị tạm gác lại vì quá tốn kém và cả do mối e ngại về tác hại rộng rãi trên môi sinh.
Nhưng kể từ đầu năm 2006, các công ty Thái Lan, Mã Lai và Trung Quốc, lại được phép tiếp tục thực hiện những cuộc khảo sát về tính khả thi của 6 con đập sau đó tăng lên tới 11 rồi 12 con “đập dòng chảy / run-of-river” thuộc Lưu Vực Dưới Sông Mekong / Lower Mekong; thứ tự 11 dự án đập từ bắc xuống nam:
1/ Đập Pak Beng, Lào 912 MW [dự trù ban đầu là 1,320 MW]; bảo trợ dự án: công ty “Trung Quốc” Datang International Power Generation Co. và chánh phủ Lào.
2/ Đập Luang Prabang, Lào 1,410 MW; bảo trợ bởi Petrovietnam Power Co. và chánh phủ Lào.
3/ Đập Xayabouri, Lào, 1.260 MW, tỉnh Xayabouri, Lào; bảo trợ bởi công ty Thái Lan Karnchang và chánh phủ Lào.
4/ Đập Pak Lay, Lào, 1,320 MW tỉnh Xayaburi; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc” SinoHydro Co.
5/ Đập Xanakham, Lào, 1,000MW; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc” Datang International Power Generation Co.
6/ Đập Pak Chom, biên giới Lào Thái, 1,079 MW; bảo trợ bởi công ty MoE Thái Lan.
7/ Đập Ban Koum, biên giới Lào Thái, 2,230 MW, tỉnh Ubon Ratchathani; bảo trợ bởi Italian-Thai Development Co., Ltd và Asia Corp Holdings Ltd. và chánh phủ Lào.
8/ Đập Lat Sua, Lào, 800 MW; bảo trợ bởi Charoen Energy and Water Asia Co. Ltd. /Thái Lan và chánh phủ Lào.
9/ Đập Don Sahong 360 MW, tỉnh Champasak, Lào: được bảo trợ bởi công ty Mã Lai Mega First Berhad Co. [nhưng thực sự là của SinoHydro, TQ]
10/ Đập Stung Treng, Cam Bốt, 980 MW; bảo trợ bởi chánh phủ Nga.
11/ Đập Sambor, Cam Bốt; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc”/ China Southern Power Grid Co./ CSGP.
[Thakho, con đập thứ 12: bảo trợ bởi CNR Pháp và Electricité du Laos, trên lãnh thổ Lào, 60 MW quá nhỏ nên ít được nhắc tới, ghi chú của người viết]
Bắc Kinh đã sở hữu 14 con đập bậc thềm Vân Nam thuộc Lưu Vực Trên, nay lại có mặt thêm nơi trong 4 dự án thuộc khu vực Hạ Lưu. Riêng Việt Nam do chỉ thấy lợi lộc ngắn hạn, cũng bảo trợ cho dự án đập Luang Prabang 1,410 MW. Với chọn lựa theo “tiêu chuẩn nước đôi ấy / double standard”, Hà Nội sẽ chẳng thể còn kêu ca được gì trước Liên Hiệp Quốc khi nói về tác hại của chuỗi đập Mekong đối với Việt Nam.
NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH LUỸ CHUỖI ĐẬP HẠ LƯU:
Với 14 con đập Bậc Thềm Vân Nam và 12 con đập Hạ lưu, tổng số 26 con đập dòng chính trên suốt chiều dài hơn 4,800 km sông Mekong, với thời gian là những huỷ hoại tích lũy không thể đảo nghịch. Vừa qua một Đồng Bằng Sông Cửu Long không còn Mùa Nước Nổi và bị hạn hán khốc liệt là hậu quả nhãn tiền.
Theo lượng giá 2010 của Toán Đặc Nhiệm Lượng Giá Môi Sinh Chiến Lược / Strategic Environmental Assessment / SEA thuộc International Center for Environmental Management / ICEM [Úc] thì những con đập dòng chính Hạ lưu sẽ gây ra những tác hại dây chuyền nghiêm trọng:
1/ Biến đổi Dòng Chảy và Bản chất của dòng Sông: con sông sẽ không còn giữ được “nhịp đập / flood pulse” theo mùa, là yếu tố sinh tồn của con sông Tonlé Sap và Biển Hồ.
2/ Ảnh hưởng tới Nguồn Cá và An toàn Thực phẩm:
Những con đập sẽ ngăn chặn các đoàn di ngư / migratory fishes, thu hẹp diện tích các vùng đất ngập / wetland areas, làm biến đổi và hủy hoại sinh cảnh thiết yếu của các loài cá sông Mekong.
3/ Đe dọa tính Đa dạng của hệ Thủy sinh:
Do những thay đổi làm biến dạng con sông, gây rối loạn dòng chảy và cả môi trường nước, tính phong phú và đa dạng của hệ thủy sinh sông Mekong bị đe dọa, với hơn 100 loài cá bị lâm nguy.
4/ Thay đổi hệ Sinh thái:
Với gần nửa diện tích đất đai trồng trọt và các khu rừng hạ lưu được công nhận là Vùng Đa dạng Sinh thái Chủ yếu / Key Biodiversity Zones; trong đó 5% là Khu Bảo tồn Quốc gia và các Vùng Đất Ngập được bảo vệ theo Quy ước Ramsar. Những con đập sẽ gây lũ lụt nhận chìm những vùng đất ngập gây ảnh hưởng trên hệ sinh thái động vật và thực vật.
5/ Tổn thất Nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp bị tổn thất do ngập lụt từ các con đập, do mất phù sa vì bị giữ lại trong các hồ chứa làm tăng nhu cầu xử dụng phân bón hóa học; mất nguồn canh tác vườn tược ven sông gây thất thoát về kinh tế.
6/ Giảm Trữ lượng Phù sa:
Nồng độ phù sa giảm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng trong tiến trình chuyển tải các dưỡng chất thiết yếu như phốt phát và đạm chất / nitrogen cho các dẻo đất ven sông và cho hai vùng châu thổ Tonlé Sap, ĐBSCL, ảnh hưởng sút giảm trong sản xuất nông nghiệp. Giảm lượng phù sa cũng làm mất cân bằng dòng chảy, gây sạt lở bờ sông, các vùng ven biển.
7/ Đe dọa cuộc sống văn hoá ổn định của 70 triệu dân cư ven sông: do phải di rời ra khỏi vùng xây đập, phải tái định cư, và cuộc sống bất ổn do đe dọa nguồn thực phẩm nguồn cá nguồn lúa gạo vốn phong phú của con sông Mekong; những con đập có thể làm thay đổi vĩnh viễn nếp sống văn hóa cổ truyền dân cư trong vòng mấy thập niên tới.
Do những bất trắc chưa lường được của các dự án thuỷ điện dòng chính hạ lưu, Toán Đặc Nhiệm Lượng Giá Môi Sinh Chiến Lược / SEA đã đề xuất: tạm hoãn xây đập 10 Năm [2010 - 2020] để có thời gian nghiên cứu thêm, bổ xung những khiếm khuyết và tìm cách triển khai một cách tối ưu các dự án thuỷ điện trong phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường trong lưu vực.
Một đề nghị thận trọng với những lợi ích hiển nhiên như vậy, cho hệ sinh thái sông Mekong và cho ngay cả chính người dân Lào, một thứ win-win situation nhưng đã không được chính phủ Lào lắng nghe và tôn trọng.
Hình 4_ Nguyễn Hữu Thiện, Trưởng nhóm tư vấn Quốc gia về Đánh giá môi trường chiến lược 12 đập thủy điện dòng chính Mekong [nguồn: internet]
Chỉ riêng sự kiện mất nguồn phù sa do bị các đập thuỷ điện giữ lại, ThS Nguyễn Hữu Thiện tốt nghiệp MS ngành Sinh học Bảo tồn và Phát triển bền vững, Viện môi trường Nelson, Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ với nhiều năm kinh nghiệm về quản lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu đã đưa ra nhận định:
“Đồng Bằng Sông Cửu Long được kiến tạo bởi phù sa sông Mekong và hãy còn rất trẻ. Vì thế, khi bị các con đập thủy điện giữ lại lượng phù sa bồi đắp, khiến quá trình kiến tạo này bị đảo ngược và ĐBSCL sẽ tan rã”.
QUY TRÌNH PNPCA 3 GIAI ĐOẠN THAM VẤN
Cho dù theo Hiệp Định Sông Mekong 1995, không một quốc gia nào có quyền phủ quyết / veto power nhưng các dự án sông Mekong vẫn phải trải qua thủ tục tham vấn viết tắt là PNPCA bao gồm:
- Giai đoạn I Thủ Tục Thông Báo [PN / Procedures for Notification]: Ủy Hội Sông Mekong sẽ được chánh phủ liên hệ thông báo chính thức về dự án.
- Giai đoạn II Tham Vấn Trước [PC / Prior Consultation]: với khoảng thời gian 6 tháng, nhưng nếu các nước thành viên chưa đạt được sự đồng thuận thì khung thời gian này có thể được gia hạn.
- Giai đoạn III Chuẩn Thuận [A / Agreement], dự án sẽ khởi công khi đạt được sự chuẩn thuận của các nước thành viên.
Rõ ràng, tinh thần Hiệp Định Sông Mekong 1995 ngay từ bước đầu đã bị Lào phá vỡ.
Để rồi, sau Xayaburi, Don Sahong là quân cờ Domino thứ hai đổ xuống. Cách đây hơn ba năm (3/10/2013), Lào thông báo cho MRC về quyết định xây con đập dòng chính thứ hai: Don Sahong, là một con đập rất nhỏ nhưng có tác hại vô cùng lớn lao, gây lo ngại cho các tổ chức bảo vệ môi sinh.
Và vẫn cứ theo một "mẫu ứng xử thiếu nhất quán" của nhà nước Lào: không nghe, không hồi đáp, vẫn tiến hành với tất cả sự thiếu minh bạch. Con đập Don Sahong, tuy với danh nghĩa MegaFirst công ty Mã Lai đứng thầu nhưng rồi đứng sau lại là một công ty xây đập Trung Quốc SinoHydro, Don Sahong thuần tuý là một con đập Made in China.
Chánh phủ Lào chứng tỏ là đã không tôn trọng tinh thần của Điều 7 trong Hiệp Ước Hợp Tác Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Mekong 1995: "Các quốc gia thành viên ký kết cùng đồng ý là bằng mọi cố gắng phòng tránh, làm nhẹ hay giảm thiểu những hậu quả tác hại trên môi trường do phát triển và xử dụng Lưu vực Sông Mekong.”
Lào đã và đang đơn phương chọn quyền lợi riêng tư ngắn hạn muốn biến xứ sở họ mau chóng thành xứ Kuwait Thuỷ Điện Đông Nam Á nhưng với cái giá rất đắt phải trả của chính đất nước Lào và cả các quốc gia lân bang.
Hình 5_ Một địa chỉ rất nghịch lý của Uỷ Ban Quốc gia Mekong Việt Nam, từ bao năm nay vẫn toạ lạc tại 12 phố Hàng Tre Hà Nội, cách xa ĐBSCL hơn 1,600 km [nguồn: photo by Lưu Ngọc Hà]
Cho đến nay những khuyến cáo của Uỷ Hội Sông Mekong / MRC đã tỏ ra là vô hiệu. Và điều đáng nói hơn nữa, Uỷ Ban Sông Mekong Việt Nam vẫn cứ an nhiên toạ lạc tại 12 phố Hàng Tre Hà Nội, chưa hề có một đường lối nhất quán ngăn chặn, chống lại chuỗi những con đập thuỷ điện dòng chính của Lào, và vì ở xa họ đã không nghe hoặc không muốn nghe những "hồi chuông báo tử", những tiếng "đóng đinh trên nắp ván thiên" vẫn vang dội lên từ một ĐBSCL đang tan rã và chết dần.
SÔNG MEKONG: MỘT TRỌN GÓI CỦA TRUNG QUỐC
Sự phong phú của hệ sinh thái sông Mekong chỉ đứng thứ hai sau con sông Amazon, Nam Mỹ. Tiềm năng thuỷ điện của sông Mekong lên tới 60,000 MW.
Về phía Trung Quốc, nơi thượng nguồn Bắc Kinh đã hoàn tất 6 con đập dòng chính, trong đó có hai con đập lớn nhất: con khủng long Nọa Trác Độ/ Nuozhadu 5,850 MW và con Đập Mẹ Tiểu Loan/ Xiaowan 4,200 MW, về tổng thể Bắc Kinh hầu như đã hoàn thành kế hoạch thuỷ điện của họ trên sông Lancang, tên TQ của con Sông Mekong và theo Fred Pearce, Đại học Yale thì con sông Mekong đã trở thành tháp nước và là nhà máy điện của Trung Quốc.
Nhưng không dừng lại ở đó, ai cũng thấy Trung Quốc có tham vọng chiếm đoạt nguồn năng lượng điện và cả những tài nguyên hầm mỏ phong phú chưa khai thác của toàn Lưu vực Sông Mekong.
Nhắc tới sự kiện Trung Quốc mới đây cho thành lập Khối Hợp tác Lancang - Mekong, một cơ chế bao gồm 6 nước cùng sử dụng sông Mekong, nhưng đó chỉ là một bước chiến lược trong đại kế hoạch One Belt One Road (OBOR) của Trung Quốc, vừa tạo cho mình một hình ảnh hữu nghị nhưng thực tế là nhằm tăng thêm ảnh hưởng đưa tới khống chế toàn bộ lưu vực sông Mekong. (4) Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong.
Phải thấy rằng Trung Quốc có cả một chiến lược "nắm trọn gói" không phải chỉ riêng con sông Mekong, mà cả khối tài nguyên của toàn lưu vực. Với nguồn thuỷ điện dồi dào, họ sẽ tận khai thác tất cả những vùng hầm mỏ khoáng sản để phục vụ cho cơn khát năng lượng và nguyên liệu của họ. Thay lời kết cho bài viết ngắn này, là trả lời cho câu hỏi của ký giả Lê Quỳnh, Báo Người Đô Thị: "Việt Nam, cụ thể là Chính phủ, Ủy ban Mekong cần có hành động cụ thể gì khác hơn để không lặp lại thất bại cũ?"
Người viết muốn nhắc lại một đề nghị, cần cấp thiết di chuyển Ủy ban Quốc gia Mekong Việt Nam từ Hà Nội về ĐBSCL để cùng bắt tay hình thành một phân khoa Mekong nơi Đại học Cần Thơ, giúp phái đoàn Việt Nam có một Hồ sơ Mekong mang tính chiến lược nhất quán, có cơ sở pháp lý để từng bước đương đầu với những vấn nạn trong "phát triển không bền vững" trong lưu vực Sông Mekong, trong đó có Lào và đứng sau là TQ.
Phải thấy rằng Sông Mekong không chỉ là vấn đề song phương giữa hai nước Lào và Việt Nam, nhưng cốt lõi là một sách lược Việt Nam đối với Trung Quốc ra sao trong một toàn cảnh địa dư chính trị như hiện nay: từ Biển Đông tới Lưu vực Sông Mekong, và còn phải kể tới: "Đạo quân thứ Năm" là tràn ngập những công nhân Trung Quốc trên những vùng "nhượng địa" ngay trên lãnh thổ Việt Nam.
Sự "sống còn" của Việt Nam, trong đó có ĐBSCL phải là ưu tiên số một trong mọi nghị trình của Bộ Chính trị, của Quốc hội và của cả hội đồng Chính phủ.
Đại hạn nơi ĐBSCL, rồi thảm hoạ huỷ diệt môi trường sống từ những bướu ung thư như Formosa Vũng Áng, Bauxite Tây Nguyên là những vấn đề "sinh tồn" của cả một dân tộc.
Trước mắt thấy được là một trận chiến môi sinh không tuyên chiến của Trung Quốc nhưng thâm hiểm hơn là có tiềm ẩn một cuộc "chiến tranh sinh học" với sự đầu độc tích luỹ, từ chén cơm tới tô cá, có thể đưa tới hậu quả biến thể Gene DNA / Gene mutation, với khả năng làm triệt tiêu sức đề kháng của giống nòi Việt Nam theo cái nghĩa "sinh học".
NGÔ THẾ VINH
California 24-07-2016
Tham Khảo:
- Pak Beng Hydropower Project construction to begin next year. Lao News Agency 14/07/2016 http://kpl.gov.la/En/Detail.aspx?id=14942
- Laos PDR Breaks Ground for Xayaburi Dam, A Tragic Day for The Mekong and Mekong Delta, Ngô Thế Vinh, 12/02/2012 http://vietecology.org/Article.aspx/Article/94
- The Don Sahong Dam Unmistakable Fingerprints from China. Ngô Thế Vinh, 10/25/2015, VEF http://vietecology.org/Article.aspx/Article/119
- Phân tích Chiến lược Trung Quốc về Hợp tác Lancang-Mekong
Thực thi phát triển bền vững hay chiếm lĩnh ảnh hưởng chính trị và kinh tế lưu vực
Phạm Phan Long P.E, 04/ 2016 http://vietecology.org/Article.aspx/Article/139 - Lao Deputy Minister reviews AIT testing of Xayaburi Hydroelectric Power Project; AIT Oct 25, 2012 http://203.159.12.32:8082/AIT/news-and-events/2012/news/lao-deputy-minister-reviews-ait-testing-of-xayaburi-hydroelectric-power-project
- Laos Turns to HydroPower to be Asia’s Battery; Jared Ferrie, The Christian Science Monitor, July 2, 2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét