Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

PAK BENG CON DOMINO THỨ BA TRONG CHUỖI ĐẬP DÒNG CHÍNH MEKONG CỦA LÀO

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
và Uỷ Ban Quốc gia Mekong Việt Nam


Viraphonp Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào, khuôn mặt “trí tuệ” đứng sau mọi dự án phát triển thủy điện của quốc gia Lào. Ngày 15-10-2012 khi tới Viện Kỹ Thuật Á châu / AIT, Bangkok để duyệt xét mô hình dự án thủy điện Xayaburi, Viravong khẳng định: “Phát triển tiềm năng thủy điện của Lào là chuyện đương nhiên. Chỉ có vấn đề làm sao để thực hiện bền vững.” (5)


LẠI TIN CHẤN ĐỘNG

Theo Lao News Agency 14/07//2016, đập thuỷ điện Pak Beng dự trù được khởi công vào năm 2017. 

Theo Viraphon Viravong, Thứ trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào thì Pak Beng là một trong năm dự án thuỷ điện dòng chính trong vùng Bắc Lào, thuộc huyện Pak Beng, tỉnh Oudomsay.
Theo Daovong Phonekeo, Tổng Giám đốc Bộ Năng lượng và Kế hoạch Lào, Pak Beng là con đập dòng chảy / run-of-river, cách trung tâm huyện Pak Beng 14 km hướng thượng nguồn, với công xuất khoảng 912 MW, sản xuất điện trung bình/ năm là 4,775 GWh.

Trong cuộc họp báo từ đài truyền hình Paxason thủ đô Vạn Tượng, với giới truyền thông, với báo Vientiane Times, Thông tấn xã Lào và các cơ quan liên hệ, Daovong đã phát biểu: "Mục đích của dự án này là dùng nguồn thuỷ điện để sản xuất điện cho nhu cầu trong nước và xuất cảng,"

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

CƠ SỞ KHOA HỌC TÍNH TOÁN THIỆT HẠI THẢM HỌA SINH THÁI TẠI VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM TỪ THẢM HỌA FORMOSA VŨNG ÁNG: 1000 TỶ USD VÀ KHÔNG FORMOSA

TS. Nguyễn Thị Hải Yến, CHLBĐ, 5 July, 2016

Viet Ecology Foundation trân trọng giới thiệu một khảo cứu của TS Nguyễn thị Hải Yến thẩm định trên cơ sở khoa học thiệt hại kinh tế và môi sinh từ nhà máy xả thải Formosa ra biển Vũng Áng lên đến 1.000 tỉ USD. Trong khi chính quyền Việt Nam tuyên bố chấp nhận Formosa bồi thường 500 triệu USD mà thôi và không cho công chúng biết con số ai cung cấp và dựa vào cơ sở nào. Việc bạch hoá con tính này cho dân cư biết rõ đang trở thành nghiêm trọng vì chần chờ mỗi ngày qua đi mối nghi ngờ lại tăng lên. 

Cấu trúc bài viết này gồm 5 phần: Phần 1 cung cấp thông tin về lượng và chất các hệ sinh thái biển Việt Nam, đặc biệt là ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung nơi bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa Vũng Áng. Mục đích cung cấp cho cơ sở tính toán thiệt hại; Phần 2 cung cấp phương pháp tính toán các giá trị của các hệ sinh thái biển làm cơ sở chuyển đổi sang các giá trị thiệt hại; Phần 3 cung cấp chi tiết tính toán thiệt hại về mặt sinh thái của các hệ sinh thái dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung làm cơ sở để Việt Nam yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại. Đồng thời cũng cung cấp thông tin để thấy rằng sự thiệt hại khủng khiếp môi trường và tài nguyên từ những chính sách đầu tư ngu xuẩn. Cũng là thông điệp để các nhà đầu tư đã, đang và muốn có đầu tư vào Việt Nam cần phải cẩn trọng cam kết bảo vệ môi trường thay vì lợi dụng chính quyền qua mặt người dân; Phần 4: cung cấp thông tin về việc sử dụng tiền cho việc đền bù, đặc biệt là công việc đảm bảo an sinh của ngườì dân và nghiên cứu khoa học nhằm phục hồi lại chức năng sinh thái của các hệ sinh thái biển; Phần 5 là kết luận và yêu cầu.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Có còn con sông nước lớn, nước ròng?

LGT: Viet Ecology Foundation trân trọng giới thiệu bài báo sau đây của nhà báo Lê Quỳnh trên tạp chí Người Đô Thị, Lê Quynh đã giúp mang thông tin từ các nhà khoa học trong nước đến cho dân cư hiểu biết rõ vấn nạn bi đát đang xảy ra cho môi sinh đồng bằng sông Cửu Long. Bài tường trình này đặt vấn trách nhiệm cho giới chức chính quyền trước các tai hại các công trình thủy lợi và chính sách phát triển hạ tầng của hai thập niên qua mà dân cư nay phải hứng chịu. Bài tường trình này đang dược đón nhận rất trân trọng cả trong và ngòai nước sẽ góp phần thúc đẩy chính quyền tham vấn với trí thức, lắng nghe dân cư, đối phó với tác hại và tránh các công trình quy mô tốn kém không bền vững lại tiếp diễn trong tương lai.