Chào Bạn,
Nhân vào đầu
Năm mới 2016 Hội Sinh
thái Việt (Viet Ecology Foundation) gởi lời
thân chúc Bạn và gia đình một năm mới, một không gian, thời gian mới với nhiều
niềm an vui, sức khoẻ và thành đạt.
Với những
thành quả sáng tạo công nghệ vượt bực gần đây, điển hình công nghệ Internet mới (áp
dụng trong giáo dục, đối thoại, thông tin), 3D printing (áp dụng trong
hàng không, ô tô, y khoa), nano-architecture (áp dụng trong chế tạo vật liệu
mới), DNA engineering (áp dụng trong nông nghiệp, sinh học, y khoa),
arcology (áp dụng trong kiến trúc với hài hòa thiên nhiên; ‘arcology’ chữ ghép kết
hợp ‘architecture’ và ‘ecology’), xe bay (sẽ đưa ra thị trường vào năm
2017), LED lighting, xe điện, năng lượng mặt trời và gió, năng lượng hydro
fusion…, chúng ta đón chào Năm mới 2016 với nhiều niềm tin, nhiều hy vọng trong
tiến trình triển khai, thăng hoa giá trị nhân bản, giá trị tự do, và giá trị
phát triển bền vững.
Tuy nhiên
Trái đất chúng ta ngày nay đang đối diện với những thử thách nghiêm trọng. Trong tuần lễ đầu tháng 11, 2015 vừa qua LHQ
khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Biến đổi Khí hậu COP21 tại Paris.1 Một trong những điểm thỏa thuận của hội nghị
COP21 chúng tôi ghi nhận được: Giữ nhiệt độ toàn cầu dưới 2°C không tăng quá thời
kỳ tiền công nghiệp – và tạo mọi nỗ lực không cho nhiệt độ tăng quá 1.5°C để giảm
những hậu quả thiệt hại ngập lụt, đặc biệt liên quan đến những quốc đảo và các
vùng đô thị ở thấp, nằm gần mực nước biển.2
Có ba sự kiện
đáng lưu ý. Một là nhiệt độ toàn cầu gia
tăng kỷ lục 0.98°C trong tháng 10, 2015 vừa qua, và cũng là thời điểm nóng nhất,
dựa theo dữ liệu được thu thập trong suốt 136 năm từ năm 1880 của U.S. NOAA
(xem bảng đồ biểu kèm dưới).3
Có nghĩa là nhiệt độ toàn cầu đã đạt
được một phần nửa của mục tiêu 2°C – và chỉ còn 0.5°C nữa là đến mục tiêu 1.5°C
trong tháng 10, 2015 vừa qua. Như vậy cần
thêm thời gian bao lâu nữa để nhiệt độ toàn cầu đi đến hai mục tiêu của hội nghị
COP21 đưa ra – nếu các quốc gia
không thể kiềm chế được khí thải nhà kính?
Nguồn: U.S. NOAA / Climate Central
(Có bốn con kênh tư liệu rất phong phú. Một, nếu muốn biết chất lượng không khí (in real time) nơi Bạn sinh sống như thế nào, Bạn đi vào con kênh này http://aqicn.org/city/vietnam/hanoi/; lưu ý tổ chức WHO chỉ định lượng không khí ô nhiễm tối cao là 25 micrograms (of PM2.5 particulates)/cubic meter.4 Hai, nếu muốn biết lượng khí thải nhà kính của từng mỗi quốc gia, Bạn đi vào con kênh này của CAIT (dữ liệu từ 186 quốc gia trong 160 năm), http://cait.wri.org/. Ba, nếu muốn biết nhiệt độ toàn cầu như thế nào, Bạn đi vào con kênh này http://www.arctic.noaa.gov/detect/global-temps.shtml. Bốn, nếu muốn biết chiều hướng mực nước biển dâng lên trên toàn cầu như thế nào, Bạn đi vào con kênh này http://www.tidesandcurrents.noaa.gov/sltrends/sltrends.html)
Sự kiện thứ
hai liên quan đến khả năng mực nước biển ngập lụt một số vùng thị trấn trong lưu vực
đồng bằng sông Cửu Long. Theo nghiên cứu của WWF (uy tín quốc tế
cao trong 50 năm hoạt động) và ICEM cho rằng ĐBSCL đã và sẽ bị ảnh hưởng thêm
trầm trọng do biến đổi khí hậu trong thời gian tới.5, 6 WWF ghi nhận
trong vòng 50 năm qua nhiệt độ đã gia tăng đáng lo ngại khoảng từ 0.5°C đến
1.5°C trong lưu vực ĐBSCL, và theo nghiên cứu của ICEM có nhiều thị trấn sẽ bị
ngập lụt khi mực nước biển dâng cao đến 1 meter (xem bảng danh sách và bản
đồ kèm dưới).
Nguồn: ICEM, February 2008
Nguồn: ICEM, February 2008
Sự kiện thứ ba là những xây dựng các con đập khổng lồ ở thượng nguồn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa nước nổi vốn mang đẫm phù sa và nước ngọt đến luu vuc ĐBSCL; lưu ý ở đây là ngoài sự cần thiết của phù sa, lượng nước ngọt rất quan trọng đối với những vùng đất ruộng bị nhiễm mặn (do nước biển xâm nhập) trong việc giảm thiểu nồng độ hoặc trôi đi muối trong đất. Sự sống còn của người nông dân ĐBSCL đang bị đe dọa từ hai tuyến đầu: nước biển xâm nhập và những con đập thượng nguồn.
Mong Bạn tiếp
tay trợ giúp cho người nông dân ĐBSCL qua những
chương trình, chính sách nghiên cứu hoặc giảng dạy; đề tài khảo cứu, các cuộc
giám sát, thăm viếng cho sinh viên học sinh.
Sau đây là
những bài khảo cứu giá trị mới nhất của anh Ngô Thế Vinh và các anh chị VEF được
đăng tải,
Và đây là một tài liệu giá trị về lịch sử 90 năm của Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (1925-2015), Kỷ yếu lịch
sử Viện Nông Nghiệp Miền Nam
Cảm ơn Bạn,
Trần Đình Dũng
January 10, 2016
Tài liệu tham khảo:
1 U.N. Climate Change Conference Paris 2015, Retrieved from U.N.
Sustainable Development http://www.un.org/sustainabledevelopment/cop21/
2 U.N. Framework Convention on Climate Change (2015), “Adoption of the Paris Agreement”, Retrieved
from http://unfccc.int/resource/docs/2015/cop21/eng/l09.pdf
3 U.S.
National Oceanic and Atmospheric Administration/National Centers for Environmental
Information (NOAA), “Global Analysis –
October 2015”, Retrieved from https://www.ncdc.noaa.gov/sotc/global/201510
4 World
Health Organization (WHO), “Ambient
(outdoor) Air Quality and Health, updated March 2014”, Retrieved from http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs313/en/
5 International
Centre for Environmental Management (ICEM), “Rapid Assessment
of the Extent and Impact of the Sea Level Rise in Vietnam, February 2008”, Retrieved from http://www.icem.com.au/documents/climatechange/icem_slr/ICEM_SLR_final_report.pdf
6 World Wildlife Fund (WWF), “Climate Changer in the Greater Mekong”, Retrieved from http://wwf.panda.org/what_we_do/where_we_work/greatermekong/challenges_in_the_greater_mekong/climate_change_in_the_greater_mekong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét