‘Tuyên bố thành phố Hồ Chí Minh’ của Hội nghị Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế được
đưa ra hôm thứ bảy 5 tháng 4 vừa qua.
Đây là tuyên bố hết sức quan trọng đối với giới chuyên gia môi trường đang theo dõi tình hình lưu vực sông Mekong chảy qua địa phận sáu nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Miến, Điện, Kampuchia và Việt Nam. Lý do vì Ủy hội Sông Mekong là tổ chức gồm 4 nước Lào, Thái Lan, Việt Nam và Kampuchia chuyên lo các vấn đề liên quan dòng sông được xem là nguồn sống của nhiều người dân trong lưu vực này.
Ngay sau khi Tuyên bố vừa nói được đưa ra, biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi liên lạc với kỹ sư Phạm Phan Long thuộc Hội Sinh Thái Việt để hỏi về tuyến bố đó cho đề tài Khoa học - Môi trường kỳ này.
Trưởng Đoàn 4 nước thành viên tại Hội nghị Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế hôm thứ bảy 5 tháng 4 năm 2014.
Courtesy chinhphu.vn
Không đáp ứng mục đích
Trước hết kỹ sư Phạm Phan Long trình bày đánh giá về ‘Tuyên bố thành phố Hồ Chí Minh’ của Hội nghị Ủy hội Sông Mekong Quốc tế tại kỳ họp cấp cao lần thứ hai vừa qua:
KS Phạm Phan Long: Tôi rất quan tâm và tôi chờ mãi và vừa nhận được Bản Tuyên bố từ Ame Trandem của International Rivers Network. Khi đọc tôi cố tìm câu trả lời từ bản tuyên bố này câu trả lời hay thông tin cho vấn đề mà tôi cho là quan trọng nhất, căng thẳng, nóng bỏng nhất đối với lưu vực là quyết định về đập thủy điện Don Sahong. Nhưng tôi không thấy một chữ nào đề cập về vấn đề này cả. Điều đó làm tôi thất vọng vì bốn nước bế tắc do Lào quyết tâm làm đập thủy điện Xayaburi bất chấp sự chống đối, rồi nay lại còn làm đập thủy điện Don Sahong mặc dù gặp sự chống đối hơn nữa. Tôi biết đại diện hai nước Việt Nam và Kampuchia cũng đã phản đối chính phủ Lào. Thế mà những vấn đề như thế này dường như không có nói ra, không được đưa ra bàn thảo ở một hội nghị thượng đỉnh.
Tôi thấy hội nghị thượng đỉnh kỳ này trở thành vô nghĩa, không đáp ứng được mục đích. Đó là điều thứ nhất.
Gia Minh: Vậy còn điều thứ hai là gì thưa ông?
KS Phạm Phan Long: Điều thứ hai: vậy họ làm gì cho những vấn đề quan trọng như thế này? Tôi đọc qua tôi thấy họ có nói một tý về chuyện đó một cách gián tiếp: để Việt nam tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của các đập trên dòng chính đối với đồng bằng Sông Cửu Long. Nhưng tôi thấy rằng nghiên cứu này sẽ là quá trễ vì người ta chỉ nghiên cứu trước khi một dự án được thực hiện hoặc cho hoãn lại chứ không khi nào nghiên cứu khi mà nhà thầu đã tiến ra công trường và bắt đầu xây cất. Nghiên cứu để làm gì khi mà có một nghiên cứu chiến lược của ICEM bên Úc đã làm rồi với ý kiến nói phải hoãn lại 10 năm mới nên thực hiện các dự án đó. Bây giờ đại hội này lại nói Việt Nam nên tiếp tục nghiên cứu Mekong Studies; thì tôi cho rằng chúng ta đang bị ru ngủ và đối với chúng tôi đại hội này hoàn toàn vô nghĩa.
Vị trí đập thủy điện Don Sahong 260 MW trên Thác Khone. Courtesy MRC.
Gia Minh: Ủy hội Sông Mekong ra đời từ năm 1995, và qua thời gian có nhiều cuộc họp và đây là cuộc họp cấp cao lần thứ hai; nhưng rồi xem lại những hội nghị trước đây như cuộc gặp ở Siem Reap, rồi mọi điều vẫn không được thực thi và thực tế diễn ra khác với mong đợi cũng như lần này, phải không Kỹ sư?
KS Phạm Phan Long: Đúng vậy! Những hội nghị này người ta gặp nhau, nói chuyện với nhau nhưng người ta không có sự hợp tác thực sự. Họ chỉ làm một màn kịch giả tạo ở bên ngoài, còn bên trong thực tế nếu tôi nhìn với con mắt một người dân- một nông dân hay ngư dân, thì rõ ràng đây là một màn kịch bị khống chế bởi những nhóm lợi ích đứng đằng sau. Họ thắng từ đầu đến cuối. Tất cả những hiệp ước lý tưởng bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, bảo vệ quyền lợi của nông dân, ngư dân … đều vô nghĩa trong mắt họ. Cho nên tôi nghĩ mình đã giao quyền cho một nhóm người không phục vụ lợi ích người dân.
Gia Minh: Lý giải cho vấn đề ngoài chuyện lợi ích nhóm, những người vì quyền lợi riêng chứ không vì số đông người dân, thì vấn đề chính trị giữa những nước này ông thấy thế nào?
KS Phạm Phan Long: Tôi nghĩ chế độ lãnh đạo của ít nhất ba trong bốn nước này không thực sự có dân chủ, họ không thực sự tôn trọng quyền lợi tối thượng của người dân trong nước họ. Bởi vì thiệt hại của những dự án và chương trình phát triển này đều đổ lên đầu, lên lưng của nông dân, ngư dân; trong khi đó quyền lợi thu nhận từ những dự án đó đều đi vào những nhóm lợi ích: những kẻ phá rừng, những người phát điện năng lượng về thành phố để họ chia chác với nhau, họ có ảnh hưởng đến quyền lực chính trị lẫn kinh tế. Người dân lại không có tiếng nói tham dự quyết định những dự án đó. Tiếng nói của những NGOs quốc tế, những NGOs trong vùng cũng như những tiếng nói vang vọng trong sa mạc.
Quốc tế có tác động?
Gia Minh: Không lẽ bi quan đến như thế? Các tổ chức NGOs và các tổ chức quốc tế không tác động được gì sao?
KS Phạm Phan Long: Tác động họ có thể qua áp lực quốc tế hơn là quốc gia. Thành thử ra tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ đưa hằng trăm triệu vào các chương trình của USAID để giúp bốn nước tìm cách phát triển bền vững và tìm cách đối phó biến đổi khí hậu, nhưng rồi không sử dụng trợ giúp đó một cách hữu hiệu, họ chỉ tiến hành những công việc đi vào những con đường tối tăm hơn. Anh nói tôi bi quan, thực ra phải bi quan hơn nếu anh là một người nông dân và anh thấy rằng không còn phù sa để làm ruộng nuôi con, hoặc anh là người ngư dân mà số lượng cá bắt ít đi một nửa. Anh làm một năm ba vụ, anh đi chài lưới với những dụng cụ tối tân hơn, làm cực hơn mà thu nhập cứ xuống dần, xuống dần 10% một năm (như trong một tường trình của chính phủ Hà Lan đã nói như thế) thì anh nghĩ sao? Có nên bi quan hay không?
Gia Minh: Với tư cách là người hoạt động, lên tiếng lâu nay thì còn có cách nào khác nữa, thưa ông?
KS Phạm Phan Long: Tôi nghĩ rằng những quốc gia tài trợ cho Mekong River Commission (Ủy hội Sông Mekong) cần có một nhóm lãnh đạo khác, phải chuyển hướng không thể tiếp tục bỏ tiền giúp họ làm những việc vô nghĩa, vô ích như thế nữa. Và những người lãnh đạo các quốc gia tài trợ phải giúp bốn quốc gia này làm việc với nhau. Ít nhất không đồng ý thì không được gây hại cho nhau trước. Đằng này sự gây hại diễn ra suốt mấy chục năm nay. Hợp tác chỉ có trên bàn giấy bằng những chương trình và khảo cứu rất khoa học và chuyên môn cao nhưng lại hoàn toàn vô nghĩa, vì trên thực tế lại không đem ra áp dụng. Tôi nghĩ áp lực của quốc tế đối với việc thay đổi cách làm việc của Hội đồng Sông Mekong là rất quan trọng. Thứ hai nữa là tiếng nói của người dân phải được đưa vào các dự án chứ không thể để bốn nước đóng cửa làm việc mà người dân không biết gì.
Gia Minh: Để tác động lên những quốc gia tài trợ thì những tổ chức như Hội Sinh Thái Việt có thể làm gì?
KS Phạm Phan Long: Tôi vừa đọc trên mạng có một Tổ chức Nghiên Cứu văn hóa Đồng Nai của người Việt ở Úc ký kiến nghị gửi lên ngoại trưởng nước này giúp ngăn cản để làm sao phát triển bền vững hơn. Theo tôi đó là đường đi có thể tốt nhất vào lúc này. Cũng như hoạt động của International Network cùng 38 hội đoàn khác gần như đồng thuận về hướng đi mà Hội đồng Sông Mekong cần phải làm, và những quốc gia phải bảo vệ quyền lợi dân tộc.
Tôi nghĩ thủ tướng Nguyễn tấn Dũng chỉ đến đó rồi đọc một tuyên ngôn như thế rồi đi về thì ông đã bỏ đi một cơ hội quan trọng để cứu lấy sinh mạng cho dân tộc, bảo vệ vựa lúa, nồi cơm, nồi cá của dân tộc.
Gia Minh: Xin ông cho biết những nghiên cứu, đánh giá mà ông nhận được mới nhất về những tác động đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long do những đập thủy điệp tiếp tục được xây dựng trên dòng chính sông Mekong là gì?
KS Phạm Phan Long: Tác động của những dòng nước chặn ngang sông đối với phía dưới khi đến Tonle Sap thì đã biết rất nhiều: vì khi thay đổi chế độ thủy văn của dòng nước thì vùng đất ngập cần có hằng năm để cá tôm về sinh sôi, nảy nở không còn nhiều diện tích như xưa. Nếu thế thì tôm cá thu hoạch tự nhiên giảm đi rồi. Thứ hai nữa khi ngăn dòng thì phù sa bị giữ lại và lắng đọng trong lòng đập. Mà phù sa chứa các chất dinh dưỡng để đưa về ruộng đồng giúp nông dân làm lúa tốt; khi không còn phù sa dinh dưỡng cho ruộng nữa thì họ phải tốn kém hơn vì phải thêm chi phí sử dụng phân bón để bù cho lượng dinh dưỡng mất đi. Đó là những thất thoát âm thầm, mà người dân phải gánh chịu. Chưa kể khi mà nước không xuống đều, thì nước biển, muối mặn xâm lấn vào sâu hơn, khiến cho việc canh tác bằng nước ngọt giảm xuống; và khi độ mặn lên cao thì không thể trồng trọt gì được nữa. Hại từ trên xuống, từ dưới lên. Đồng thời còn có hiểm họa của tình trạng biến đổi khí hậu. Ai cũng nói ra, ai cũng thấy mà không ai làm gì cụ thể, thực tế, để giúp cho họ.
Gia Minh: Cám ơn Kỹ sư Phạm Phan Long đã dành cho Đài Á Châu Tự Do cuộc nói chuyện kịp thời sau khi có ‘Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh’ của Ủy hội Sông Mekong.
Đây là tuyên bố hết sức quan trọng đối với giới chuyên gia môi trường đang theo dõi tình hình lưu vực sông Mekong chảy qua địa phận sáu nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Miến, Điện, Kampuchia và Việt Nam. Lý do vì Ủy hội Sông Mekong là tổ chức gồm 4 nước Lào, Thái Lan, Việt Nam và Kampuchia chuyên lo các vấn đề liên quan dòng sông được xem là nguồn sống của nhiều người dân trong lưu vực này.
Ngay sau khi Tuyên bố vừa nói được đưa ra, biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi liên lạc với kỹ sư Phạm Phan Long thuộc Hội Sinh Thái Việt để hỏi về tuyến bố đó cho đề tài Khoa học - Môi trường kỳ này.
Trưởng Đoàn 4 nước thành viên tại Hội nghị Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế hôm thứ bảy 5 tháng 4 năm 2014.
Courtesy chinhphu.vn
Không đáp ứng mục đích
Trước hết kỹ sư Phạm Phan Long trình bày đánh giá về ‘Tuyên bố thành phố Hồ Chí Minh’ của Hội nghị Ủy hội Sông Mekong Quốc tế tại kỳ họp cấp cao lần thứ hai vừa qua:
KS Phạm Phan Long: Tôi rất quan tâm và tôi chờ mãi và vừa nhận được Bản Tuyên bố từ Ame Trandem của International Rivers Network. Khi đọc tôi cố tìm câu trả lời từ bản tuyên bố này câu trả lời hay thông tin cho vấn đề mà tôi cho là quan trọng nhất, căng thẳng, nóng bỏng nhất đối với lưu vực là quyết định về đập thủy điện Don Sahong. Nhưng tôi không thấy một chữ nào đề cập về vấn đề này cả. Điều đó làm tôi thất vọng vì bốn nước bế tắc do Lào quyết tâm làm đập thủy điện Xayaburi bất chấp sự chống đối, rồi nay lại còn làm đập thủy điện Don Sahong mặc dù gặp sự chống đối hơn nữa. Tôi biết đại diện hai nước Việt Nam và Kampuchia cũng đã phản đối chính phủ Lào. Thế mà những vấn đề như thế này dường như không có nói ra, không được đưa ra bàn thảo ở một hội nghị thượng đỉnh.
Tôi thấy hội nghị thượng đỉnh kỳ này trở thành vô nghĩa, không đáp ứng được mục đích. Đó là điều thứ nhất.
Gia Minh: Vậy còn điều thứ hai là gì thưa ông?
KS Phạm Phan Long: Điều thứ hai: vậy họ làm gì cho những vấn đề quan trọng như thế này? Tôi đọc qua tôi thấy họ có nói một tý về chuyện đó một cách gián tiếp: để Việt nam tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của các đập trên dòng chính đối với đồng bằng Sông Cửu Long. Nhưng tôi thấy rằng nghiên cứu này sẽ là quá trễ vì người ta chỉ nghiên cứu trước khi một dự án được thực hiện hoặc cho hoãn lại chứ không khi nào nghiên cứu khi mà nhà thầu đã tiến ra công trường và bắt đầu xây cất. Nghiên cứu để làm gì khi mà có một nghiên cứu chiến lược của ICEM bên Úc đã làm rồi với ý kiến nói phải hoãn lại 10 năm mới nên thực hiện các dự án đó. Bây giờ đại hội này lại nói Việt Nam nên tiếp tục nghiên cứu Mekong Studies; thì tôi cho rằng chúng ta đang bị ru ngủ và đối với chúng tôi đại hội này hoàn toàn vô nghĩa.
Vị trí đập thủy điện Don Sahong 260 MW trên Thác Khone. Courtesy MRC.
Gia Minh: Ủy hội Sông Mekong ra đời từ năm 1995, và qua thời gian có nhiều cuộc họp và đây là cuộc họp cấp cao lần thứ hai; nhưng rồi xem lại những hội nghị trước đây như cuộc gặp ở Siem Reap, rồi mọi điều vẫn không được thực thi và thực tế diễn ra khác với mong đợi cũng như lần này, phải không Kỹ sư?
KS Phạm Phan Long: Đúng vậy! Những hội nghị này người ta gặp nhau, nói chuyện với nhau nhưng người ta không có sự hợp tác thực sự. Họ chỉ làm một màn kịch giả tạo ở bên ngoài, còn bên trong thực tế nếu tôi nhìn với con mắt một người dân- một nông dân hay ngư dân, thì rõ ràng đây là một màn kịch bị khống chế bởi những nhóm lợi ích đứng đằng sau. Họ thắng từ đầu đến cuối. Tất cả những hiệp ước lý tưởng bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, bảo vệ quyền lợi của nông dân, ngư dân … đều vô nghĩa trong mắt họ. Cho nên tôi nghĩ mình đã giao quyền cho một nhóm người không phục vụ lợi ích người dân.
Gia Minh: Lý giải cho vấn đề ngoài chuyện lợi ích nhóm, những người vì quyền lợi riêng chứ không vì số đông người dân, thì vấn đề chính trị giữa những nước này ông thấy thế nào?
KS Phạm Phan Long: Tôi nghĩ chế độ lãnh đạo của ít nhất ba trong bốn nước này không thực sự có dân chủ, họ không thực sự tôn trọng quyền lợi tối thượng của người dân trong nước họ. Bởi vì thiệt hại của những dự án và chương trình phát triển này đều đổ lên đầu, lên lưng của nông dân, ngư dân; trong khi đó quyền lợi thu nhận từ những dự án đó đều đi vào những nhóm lợi ích: những kẻ phá rừng, những người phát điện năng lượng về thành phố để họ chia chác với nhau, họ có ảnh hưởng đến quyền lực chính trị lẫn kinh tế. Người dân lại không có tiếng nói tham dự quyết định những dự án đó. Tiếng nói của những NGOs quốc tế, những NGOs trong vùng cũng như những tiếng nói vang vọng trong sa mạc.
Quốc tế có tác động?
Gia Minh: Không lẽ bi quan đến như thế? Các tổ chức NGOs và các tổ chức quốc tế không tác động được gì sao?
KS Phạm Phan Long: Tác động họ có thể qua áp lực quốc tế hơn là quốc gia. Thành thử ra tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ đưa hằng trăm triệu vào các chương trình của USAID để giúp bốn nước tìm cách phát triển bền vững và tìm cách đối phó biến đổi khí hậu, nhưng rồi không sử dụng trợ giúp đó một cách hữu hiệu, họ chỉ tiến hành những công việc đi vào những con đường tối tăm hơn. Anh nói tôi bi quan, thực ra phải bi quan hơn nếu anh là một người nông dân và anh thấy rằng không còn phù sa để làm ruộng nuôi con, hoặc anh là người ngư dân mà số lượng cá bắt ít đi một nửa. Anh làm một năm ba vụ, anh đi chài lưới với những dụng cụ tối tân hơn, làm cực hơn mà thu nhập cứ xuống dần, xuống dần 10% một năm (như trong một tường trình của chính phủ Hà Lan đã nói như thế) thì anh nghĩ sao? Có nên bi quan hay không?
Gia Minh: Với tư cách là người hoạt động, lên tiếng lâu nay thì còn có cách nào khác nữa, thưa ông?
KS Phạm Phan Long: Tôi nghĩ rằng những quốc gia tài trợ cho Mekong River Commission (Ủy hội Sông Mekong) cần có một nhóm lãnh đạo khác, phải chuyển hướng không thể tiếp tục bỏ tiền giúp họ làm những việc vô nghĩa, vô ích như thế nữa. Và những người lãnh đạo các quốc gia tài trợ phải giúp bốn quốc gia này làm việc với nhau. Ít nhất không đồng ý thì không được gây hại cho nhau trước. Đằng này sự gây hại diễn ra suốt mấy chục năm nay. Hợp tác chỉ có trên bàn giấy bằng những chương trình và khảo cứu rất khoa học và chuyên môn cao nhưng lại hoàn toàn vô nghĩa, vì trên thực tế lại không đem ra áp dụng. Tôi nghĩ áp lực của quốc tế đối với việc thay đổi cách làm việc của Hội đồng Sông Mekong là rất quan trọng. Thứ hai nữa là tiếng nói của người dân phải được đưa vào các dự án chứ không thể để bốn nước đóng cửa làm việc mà người dân không biết gì.
Gia Minh: Để tác động lên những quốc gia tài trợ thì những tổ chức như Hội Sinh Thái Việt có thể làm gì?
KS Phạm Phan Long: Tôi vừa đọc trên mạng có một Tổ chức Nghiên Cứu văn hóa Đồng Nai của người Việt ở Úc ký kiến nghị gửi lên ngoại trưởng nước này giúp ngăn cản để làm sao phát triển bền vững hơn. Theo tôi đó là đường đi có thể tốt nhất vào lúc này. Cũng như hoạt động của International Network cùng 38 hội đoàn khác gần như đồng thuận về hướng đi mà Hội đồng Sông Mekong cần phải làm, và những quốc gia phải bảo vệ quyền lợi dân tộc.
Tôi nghĩ thủ tướng Nguyễn tấn Dũng chỉ đến đó rồi đọc một tuyên ngôn như thế rồi đi về thì ông đã bỏ đi một cơ hội quan trọng để cứu lấy sinh mạng cho dân tộc, bảo vệ vựa lúa, nồi cơm, nồi cá của dân tộc.
Gia Minh: Xin ông cho biết những nghiên cứu, đánh giá mà ông nhận được mới nhất về những tác động đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long do những đập thủy điệp tiếp tục được xây dựng trên dòng chính sông Mekong là gì?
KS Phạm Phan Long: Tác động của những dòng nước chặn ngang sông đối với phía dưới khi đến Tonle Sap thì đã biết rất nhiều: vì khi thay đổi chế độ thủy văn của dòng nước thì vùng đất ngập cần có hằng năm để cá tôm về sinh sôi, nảy nở không còn nhiều diện tích như xưa. Nếu thế thì tôm cá thu hoạch tự nhiên giảm đi rồi. Thứ hai nữa khi ngăn dòng thì phù sa bị giữ lại và lắng đọng trong lòng đập. Mà phù sa chứa các chất dinh dưỡng để đưa về ruộng đồng giúp nông dân làm lúa tốt; khi không còn phù sa dinh dưỡng cho ruộng nữa thì họ phải tốn kém hơn vì phải thêm chi phí sử dụng phân bón để bù cho lượng dinh dưỡng mất đi. Đó là những thất thoát âm thầm, mà người dân phải gánh chịu. Chưa kể khi mà nước không xuống đều, thì nước biển, muối mặn xâm lấn vào sâu hơn, khiến cho việc canh tác bằng nước ngọt giảm xuống; và khi độ mặn lên cao thì không thể trồng trọt gì được nữa. Hại từ trên xuống, từ dưới lên. Đồng thời còn có hiểm họa của tình trạng biến đổi khí hậu. Ai cũng nói ra, ai cũng thấy mà không ai làm gì cụ thể, thực tế, để giúp cho họ.
Gia Minh: Cám ơn Kỹ sư Phạm Phan Long đã dành cho Đài Á Châu Tự Do cuộc nói chuyện kịp thời sau khi có ‘Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh’ của Ủy hội Sông Mekong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét