Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
và VN 2020 Mekong Group
“Như một phần của ‘Sáng Kiến Cam Kết An Ninh Á Châu Thái Bình Dương’, chúng ta tiến tới “Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020”. Như tên gọi, đó là viễn-kiến-nhiều-năm để Hoa Kỳ có thể trợ giúp mỗi đối tác cũng như toàn thể nhằm xây dựng một lưu vực trù phú.” Hillary Clinton
“Chúng tôi nghĩ rằng Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020 có tiềm năng rất lớn, nhưng chỉ có thể thành công nếu mọi thành viên đều hết lòng tham gia, bởi vì chúng tôi cần ý kiến của các bạn, cần những cuộc đối thoại rất xây dựng và thẳng thắn với chúng tôi”. Hillary Clinton
Đây là bài viết thứ hai tiếp theo bài “Lưu Vực Sông Mekong, Địa Bàn Thách Đố của Hoa Kỳ”. Bài thứ nhất được phổ biến cách đây 4 tháng [04/ 11 / 2012], nay lại có thêm sự kiện mới khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đưa ra một chương trình mở rộng với tiêu đề “Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020” [07/ 13/ 2012] với Miến Điện là thành viên mới thứ năm. LMI 2020 (Lower Mekong Initiative 2020) đánh dấu sự cam kết lâu dài của Hoa Kỳ với vùng Hạ Lưu Mekong. [3]
Trong bài viết cập nhật này, tác giả -- cũng là người từng quan tâm theo dõi trong nhiều năm về những bước phát triển và suy thoái của con Sông Mekong -- sẽ điểm qua các bước hiện thực và triển khai Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020 cùng với những đề xuất – như một đáp ứng góp ý theo yêu cầu của Ngoại Trưởng Hillary Clinton.
NIÊN BIỂU HOA KỲ VÀ SÔNG MEKONG
-- Rất sớm từ thập niên 40 thế kỷ trước, các nhà xây đập Hoa Kỳ đã quan tâm tới tiềm năng thủy điện của con sông Mekong. Năm 1957, với bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, chủ yếu là Hoa Kỳ, một Ủy Ban Sông Mekong [Mekong River Committee] được thành lập bao gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Nam Việt Nam.
-- Khi soạn thảo kế hoạch phát triển sông Mekong, Liên Hiệp Quốc đã chia Lưu Vực Lớn sông Mekong [GMS, Greater Mekong Subregion] thành hai tiểu lưu vực phân cách bởi khu Tam Giác Vàng: Lưu Vực Trên (Upper Basin) thuộc Vân Nam Trung Quốc. Lưu Vực Dưới (Lower Basin) thuộc 5 quốc gia hạ nguồn: Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt, và Việt Nam.
-- Từ 1968 đến 1971, giữa giông bão chiến tranh, Hoa Kỳ đã cùng Ngân Hàng Thế Giới / World Bank tài trợ cho Lào hoàn tất xây con đập Nam Ngum trên một phụ lưu lớn của Sông Mekong, đây cũng là con đập thủy điện đầu tiên của đất nước Lào.
-- Kế hoạch phát triển Lưu Vực Dưới Mekong đầy tham vọng, nhằm cải thiện cuộc sống cho toàn thể cư dân sống trong vùng, nhưng rồi Chiến Tranh Việt Nam đã lan rộng ra cả ba nước Đông Dương nên kế hoạch xây các đập thủy điện trên dòng chính Sông Mekong, và các chương trình khai thác khác đã phải gián đoạn.
-- Ngày 23/ 07/ 2009 Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đã đưa ra “Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong” (Lower Mekong Initiative/ LMI), khởi đầu với sự kiện Kết nghĩa giữa Ủy Hội Sông Mekong và Ủy Hội Sông Mississippi. [4]
-- Ngày 7/07/2011 Thượng Viện Mỹ thông qua một nghị quyết 227 kêu gọi bảo vệ Lưu vực Sông Mekong với gia tăng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ nhằm hoãn xây các con đập dòng chính Sông Mekong. [8]
-- Ngày 7/13/2012 trong cuộc họp cấp Bộ Trưởng ở Phnom Penh, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đưa ra một kế hoạch với tiêu đề “Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020/ LMI 2020” với thêm Miến Điện là một thành viên mới, đánh dấu sự cam kết lâu dài và mở rộng của Hoa Kỳ với vùng Hạ Lưu Mekong. [1,2]
-- Ngoại Trưởng Hoa Kỳ kêu gọi các quốc gia Mekong cần tránh những lỗi lầm của Hoa Kỳ từ hơn 100 năm qua khi quyết định vội vã xây các con đập và sau đó phải trả bằng những bài học đắt giá. Hoa Kỳ cũng sẵn sàng tài trợ cho những cuộc nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án xây đập trên Sông Mekong. [2]
TỪ SÁNG KIẾN HẠ LƯU MEKONG 2009
Cách đây hơn 3 năm [23-07-2009], nhân Hội nghị Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á [ASEAN], theo yêu cầu của Hoa Kỳ đã có thêm một cuộc họp bên lề của Ngoại trưởng 5 nước: phía Mỹ là Hillary Rodham Clinton, cùng với 4 Ngoại trưởng vùng Hạ Lưu Sông Mekong gồm có Thái , Lào, Cam Bốt và Việt Nam tại Phuket, Nam Thái Lan. Tiếp theo đó là một thông cáo báo chí, liên quan tới những vấn đề quan tâm chung, đặc biệt là trong các lãnh vực Môi trường, Y tế, Giáo dục, và Phát triển Hạ tầng (infrastructure development) trong vùng.
Trong cuộc gặp gỡ này, Ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vùng Hạ Lưu Sông Mekong và của mỗi quốc gia đối với Hoa Kỳ, cùng với cam kết hỗ trợ nhằm thăng tiến hòa bình và thịnh vượng cho khu vực ASEAN như một toàn thể. Các Ngoại trưởng 4 nước Thái , Lào, Cam Bốt và Việt Nam [ lúc đó chưa có Miến Điện cũng là một quốc gia Hạ Lưu ] hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ trong những lãnh vực có ý nghĩa hỗ tương nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững trong vùng.
Năm Ngoại trưởng đã thảo luận về các lãnh vực bao gồm ảnh hưởng biến đổi khí hậu và làm thế nào để đáp ứng có hiệu quả; phòng chống bệnh truyền nhiễm; mở rộng ứng dụng kỹ thuật cho giáo dục và đặc biệt quan tâm phát triển vùng nông thôn; cũng như phát triển cơ sở hạ tầng. Các Ngoại trưởng đã cùng xét duyệt những nỗ lực chung đang tiến hành, và đồng ý mở ra những lãnh vực hợp tác mới; và đặc biệt hoan nghênh sáng kiến “Kết Nghĩa Giữa Hai Ủy Hội Sông Mekong và Ủy Hội Sông Mississippi / Sister-River Partnership” nhằm chia xẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lãnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu, đương đầu với lũ lụt và hạn hán, khai thác thủy điện và lượng giá ảnh hưởng, quản lý nguồn nước và quan tâm tới an toàn thực phẩm. [4]
Kèm theo đó là “trang dữ kiện/ fact sheet” với những con số cụ thể của Bộ Ngoại Giao Mỹ về Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong:
(1) Môi trường: 7 triệu MK dành cho các chương trình môi trường trong vùng Mekong, đáng kể nhất là kế hoạch kết nghĩa giữa hai Ủy Hội Sông Mekong với Ủy Hội Sông Mississippi của Mỹ để chia xẻ những kinh nghiệm chung . Sẽ yêu cầu Quốc hội Mỹ chuẩn y thêm 15 triệu MK nữa cho năm 2010.
(2) Y tế : 138 triệu MK, tập trung vào điều trị và phòng chống các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao kháng thuốc, tổng dịch cúm, và chuẩn bị tiến tới một Hội nghị chuyên đề Hoa Kỳ - Mekong về các bệnh truyền nhiễm trong vùng.
(3) Giáo dục: 16 triệu MK, và 500 học bổng Fulbright cho các học giả và sinh viên mỗi năm, phát triển nối kết mạng lưới internet tới thôn quê và tiến tới tổ chức một Diễn đàn Mỹ - Mekong về lãnh vực này.
Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2009 có ý nghĩa biểu tượng quan trọng về sự trở lại của Mỹ trong vùng Đông Nam Á, giữa lúc mà áp lực ghê gớm của Trung Quốc đang đè nặng trên toàn vùng. Với một ngân khoản đầu tư chưa tương xứng so với tầm vóc của chánh sách và nhu cầu của các nước trong lưu vực. Lại càng chưa thể nói là có khả năng “đối trọng” đối với áp lực bành trướng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, khi mà Bắc Kinh đang ở thế thượng phong trong Lưu Vực Lớn Sông Mekong / Greater Mekong Subregion/ GMS so với Hoa Kỳ trong nhiều lãnh vực. [4]
TỚI SÁNG KIỀN HẠ LƯU MEKONG 2020
Hơn 3 năm sau Hội Nghị Phuket Thái Lan; cùng ngày 07/13/2012 đã có hai cuộc họp, một cấp bộ trưởng liên quan tới những Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong và một với nhóm Bạn Hạ Lưu Mekong tại Phnom Penh, Cam Bốt.
Hình 1_ Hội nghị Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020 cấp Ngoại Trưởng tại Phnom
Penh 13/07/2012, có thêm một thành viên mới là Miến Điện với Ngoại Trưởng Wunna
Maung Lwin [đứng đầu từ phải] . Source: Heng Sinith / AP
Trong hội nghị này, Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã thông báo đưa ra một cam kết mới và lâu dài của Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ cho Sáng Kiến Hạ Lưu Sông Mekong đã có từ 2009. Nay như một phần của Sáng Kiến Cam Kết An Ninh Á Châu Thái Bình Dương [APSEI / Asia Pacific Security Engagement Initiative], Sáng Kiến Hạ Lưu Sông Mekong 2020 [LMI 2020] như nội dung của tên gọi, đó là một viễn-kiến-nhiều-năm [multi-year vision] để Hoa Kỳ có thể trợ giúp mỗi quốc gia và toàn vùng nhằm xây dựng một lưu vực sông Mekong trù phú trong nhiều lãnh vực. Có thể nói Sáng Kiến Hạ Lưu Sông Mekong 2020 là một mở rộng, nâng cao, và lâu dài về tầm nhìn chiến lược của Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á.
Vì thấy được tiềm năng lớn lao trong hợp tác để giải quyết những thách đố về
y tế, cơ sở hạ tầng, môi trường và giáo dục, nay thành lập thêm một Nhóm
Định Hướng Hành Động [action-oriented group] qua đó có thể cải tiến cách
lượng giá về hậu quả thay đổi khí hậu, bắt đầu chia xẻ những kinh nghiệm tốt
nhất trong phương cách quản lý những dòng sông lớn như con Sông Mekong.
Có thể kể vài bước sắp tới nhằm cụ thể triển khai Sáng Kiến Hạ Lưu Sông Mekong 2020/ LMI 2020: [1]
-- Việt Nam sẽ cùng chủ tọa một hội nghị về Môi Sinh và Nước bao gồm rộng rãi các vấn đề vệ sinh, đương đầu với lũ lụt, cung cấp nước cho các đô thị, và những vấn đề liên quan khác.
-- Miến Điện sẽ cùng chủ tọa một hội nghị về các vấn đề Canh Nông và An Toàn Lương Thực cho toàn cư dân lưu vực Sông Mekong. Và cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEAN.
-- Lào cũng sẽ cùng chủ tọa một hội nghị xây dựng một nền móng Nối Kết [Connectivity], nhằm phát triển tối ưu hệ thống giao thông đường xá, các mạng lưới dẫn điện và khép lại sự phân tán của mạng lưới số [digital divide] giữa các cơ sở học viện và các nhóm cư dân.
-- Tiến đến hình thành “nhóm chuyên gia độc lập” từ bên ngoài có khả năng cống hiến những ý tưởng mới mẻ [fresh thinking] về sự kết hợp vùng [subregional integration], phát triển bền vững, ganh đua kinh tế, và quyền lợi hỗ tương trong các lãnh vực khác.
Đi thêm vào chi tiết của Sáng Kiến Hạ Lưu Sông Mekong 2020, (1) Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ một kết hợp mới [new partnership] giữa Chánh phủ Việt Nam và Đại học Harvard nhằm đào tạo một thế hệ tương lai những chuyên gia và các nhà lãnh đạo vùng trong các lãnh vực chủ yếu, (2) Nỗ lực gia tăng phòng chống sốt rét và biến đổi khí hậu. Hoa Kỳ sẽ đầu tư thêm 50 triệu MK trong 3 năm tới. Đây là phần thêm vào đối với những hỗ trợ song phương [bilateral support] mà Hoa Kỳ đã cung cấp, (3) Và để triển khai mạng lưới điều hợp Sáng Kiến Hạ Lưu Sông Mekong 2020, bước đầu tiên sẽ là một “tụ điểm điều hợp” [coordination hub] tại cơ quan USAID Bangkok. Và đã tới lúc cần di chuyển trung tâm này tới gần hơn con sông Mekong để chúng ta có thể tăng cường hợp tác và liên lạc.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, qua Sáng Kiến Hạ Lưu Sông Mekong 2020 cũng đã đặt ra “những câu hỏi nghiêm trọng về các con đập trên dòng chính Sông Mekong”. Hoa Kỳ đã từng khẩn thiết kêu gọi các quốc gia Mekong “hoãn xây những con đập mới” cho tới khi lượng giá được mọi ảnh hưởng của những con đập ấy. Một số khảo sát đã đề cập tới lợi lộc của sản xuất thủy điện, nhưng vẫn còn đó các câu hỏi thực sự chưa có lời giải đáp – là hậu quả của các con đập dòng chính ấy trên ngư nghiệp, canh nông, môi trường, sức khỏe và đời sống cư dân sẽ ra sao?
Qua Sáng Kiến Hạ Lưu Sông Mekong 2020, Hoa Kỳ đã sẵn sàng đóng góp thêm 1 triệu MK cho Ủy Hội Sông Mekong cho nghiên cứu và phát triển bền vững Sông Mekong, trong đó có khảo sát về tiềm năng ảnh hưởng những con đập dòng chính. Hoa Kỳ cũng yểm trợ thêm cho Ủy Hội Sông Mekong 2 triệu MK để thăng tiến Khả năng kỹ thuật cho các phát triển ngư nghiệp bền vững và cải thiện cuộc sống nông thôn.
Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020 có tiềm năng rất lớn, nhưng chính Ngoại Trưởng Hillary Clinton cũng thấy được tính uyển chuyển/ flexible của các dự án và chỉ có thể thành công nếu mọi thành viên đều hết lòng tham gia, góp ý với những cuộc đối thoại rất xây dựng và thẳng thắn. [2]
Trong bài viết cập nhật này, tác giả sẽ bàn về những bước triển khai và hiện thực của Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020 cùng với những đề xuất – như một đáp ứng theo yêu cầu góp ý của Ngoại Trưởng Hillary Clinton.
TỪ MỘT KINH NGHIỆM QUÁ KHỨ:
Đó là vào những năm 1960s giữa cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng leo thang, lúc đó tác giả bài viết này còn là sinh viên, điều hành tờ báo Y khoa Tình Thương, tòa soạn nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây cũng là nơi có dịp tiếp các phái đoàn sinh viên quốc tế như WUS (World University Service), và những nhà báo ngoại quốc tới thăm, với một vài tên tuổi tôi còn nhớ như: Takashi Oka phóng viên Chistian Science Monitor & New York Times, Jean-Claude Pomonti báo Le Monde, có cả nhà báo Phạm Xuân Ẩn tuần báo Times của Mỹ (mà sau này mới được biết là một điệp viên tình báo chiến lược của Hà Nội)… [14]
Nói chung giới truyền thông Tây Phương rất quan tâm tới “cái nhìn” của thanh niên sinh viên Việt Nam đối với cuộc chiến tranh đang diễn ra khốc liệt thời bấy giờ. Chưa kể tới cái giá phải trả về sinh mạng, mỗi tuần người Mỹ đổ vào cuộc chiến ấy hàng tỉ MK cho bom đạn và máy bay. Cũng giữa cuộc chiến tranh tàn phá khốc liệt đó, như một bông hoa hiếm trên sa mạc – một Trung Tâm Giáo Dục Y khoa hiện đại với hỗ trợ của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ (American Medical Association) tổn phí 2.7 triệu MK, một nửa do Hoa Kỳ tài trợ, một nửa từ ngân sách Việt Nam, đã được nhóm kiến trúc sư Mỹ Việt thiết kế và hoàn tất xây cất từ 1966, và trường Y Khoa Sài Gòn từ 28 Trần Quý Cáp, đã được chính thức dọn về địa chỉ mới này trên đường Hồng Bàng. [12]
Dự án xây cất một Bệnh viện Thực tập hiện đại 500 giường cũng trong khu đất kế cận TTGDYK, có cả Helipad tải thương là giai đoạn tiếp theo, đã không thể thực hiện khi người Mỹ bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Cũng tại tòa soạn báo Tình Thương ấy, chúng tôi còn nhớ là đã hơn một lần nói với những nhà báo Mỹ tới thăm ấy, là sau Chiến Tranh Việt Nam, người ta sẽ không còn nhớ đã có bao nhiêu chiếc máy bay và trực thăng bị bắn rơi, nhưng Trung Tâm Giáo Dục Y khoa Sài Gòn ấy sẽ cứ mãi là biểu tượng xây dựng của Hoa Kỳ trên đất nước Việt Nam.
Và ngót nửa thế kỷ sau, Trung Tâm Giáo Dục Y Khoa trên Đại lộ Hồng Bàng ấy, được xem như Made in USA ấy, [mà trị giá chỉ hơn một chiếc trực thăng bị bắn rơi] vẫn cứ an nhiên tồn tại, không phải chỉ như một cơ sở vật chất nhưng hơn thế nữa luôn luôn là một dấu ấn xây dựng tốt đẹp trong tâm khảm của người Việt ở cả hai phía.
TỚI MỘT DỰ ÁN ĐỀ XUẤT TRÊN ĐẤT LÀO
-- Thời điểm năm 2000, với nhận định Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam là một quốc gia cuối nguồn Sông Mekong, nơi sẽ chịu ảnh hưởng tích lũy do các bước khai thác không bền vững trên suốt chiều dài con sông; đó cũng là nơi trực tiếp bị ảnh hưởng của Biến Đổi Khí Hậu với nhiễm mặn và nước biển dâng cao. Do đó người viết đã đề nghị thành lập một Phân khoa Sông Mekong nơi Đại Học Cần Thơ, đó như một “think tank” có tầm vóc quốc tế, là trung tâm vừa nghiên cứu vừa giảng dạy nhằm cung cấp nguồn chất xám cho toàn lưu vực Sông Mekong. [13]
Nhưng rồi một thập niên trôi qua, Đại Học Cần Thơ vẫn chưa hình thành được một Phân Khoa Mekong, không phải chỉ do hạn chế về nguồn nhân lực và vật lực, nhưng hơn thế nữa do không có một nền “tự trị đại học” thì nơi ấy chưa thể là cái nôi cho một dự án như vậy.
-- Cũng thời điểm năm 2000 ấy, vẫn chưa có những biểu hiện đe dọa nhãn tiền về dự án 11 con đập dòng chính Hạ Lưu Sông Mekong. Vì kể từ đầu năm 2006, các công ty Thái Lan, Mã Lai và Trung Quốc mới lại được phép tiếp tục thực hiện những cuộc khảo sát về tính khả thi / feasibility study của những con “đập dòng chảy / run-of-river” thuộc Lưu Vực Dưới Sông Mekong.
-- Trong số 11 dự án con đập dòng chính Hạ Lưu, thì đã có 9 con đập nằm trên lãnh thổ Lào [ 2 đập còn lại Stung Treng và Sambor, thì thuộc Cam Bốt ]. Xayaburi, 1260 MW, là con đập dòng chính đầu tiên của Lào, đang gây sóng gió cho toàn lưu vực.
-- Quốc gia Lào với sẵn 9 dự án đập dòng chính và chưa kể vô số các con đập phụ lưu, sẽ là một vị trí địa dư tốt nhất cho một Học Viện Mekong; sẽ đóng vai trò “Ngọn Hải Đăng Trí Tuệ” chỉ đường cho mọi bước phát triển trong lưu vực.
-- Nhu cầu một tụ điểm điều hợp: cho dù đã có một tụ điểm điều hợp [coordination hub] của cơ quan USAID [Agency for International Development of the U.S.] tại Bangkok, nhưng như nhận định của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, đã tới lúc cần di chuyển trung tâm này tới gần hơn con Sông Mekong để chúng ta có thể tăng cường hợp tác và liên lạc. [1]
-- Thu hẹp khoảng cách phát triển: Lào là một nước thiếu tài nguyên ngoài tiềm năng thủy điện, được coi là một quốc gia nghèo và kém phát triển nhất trong 5 quốc gia Hạ Lưu Mekong. Một Học Viện Mekong trên đất Lào là một bước cụ thể để thu hẹp khoảng cách phát triển ấy. Đây cũng là một đền bù xứng đáng cho một đất nước bị tàn phá không ít trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai mà Lào không hề trực tiếp tham dự.
-- Cuối cùng nhưng không phải không quan trọng: Học Viện Mekong ấy không những có chức năng vô cùng cần thiết nhưng đó cũng là một chọn lựa đầu tư hiệu quả nhất [the most cost-effective investment] và là một biểu tượng ý nghĩa của hợp tác bền vững của Hoa Kỳ trong thời bình.
MỘT HỌC VIỆN MEKONG TRÊN ĐẤT LÀO
Sau đây là đề xuất của tác giả, với đề nghị từng bước thực hiện cụ thể để tiến tới hình thành một Học Viện Mekong:
-- Cơ sở của Học Viện Mekong tương lai sẽ được nhóm kiến trúc sư Mỹ Lào thiết kế (giống như bước khởi đầu của Trung tâm Giáo Dục Y Khoa Sài Gòn do nhóm kiến trúc sư Mỹ Việt kết hợp). Công trình kiến trúc ấy sẽ vừa phản ánh tính hiện đại vừa mang đậm nét văn hóa của dân tộc Lào. Kinh phí xây dựng một nửa sẽ do các quốc gia Mekong đóng góp, một nửa từ cơ quan USAID của Hoa Kỳ. Dĩ nhiên Học Viện Mekong sẽ có một tầm vóc và quy mô lớn hơn TTGDYK Sài Gòn, tương xứng với chức năng của một “học viện nghiên cứu khoa học và giáo dục” trên quy mô của toàn vùng Đông Nam Á.
-- Sự kiện kết nghĩa với Ủy Hội Sông Mississippi là một thuận lợi rất lớn cho những bước phát triển của Học Viện Mekong. Ủy Hội Sông Mississippi với lịch sử hàng trăm năm từ 1879, với kinh nghiệm tích lũy của gồm những thành tựu và cả sai lầm – chính những sai lầm ấy là bài học qúy giá để các quốc gia Mekong không một lần nữa tái phạm. Cũng cần học thêm cả “tầm nhìn xa” của các nhà quy hoạch Mỹ với “Viễn kiến 200 năm như một Cam Kết Liên Thế hệ” (America’s Watershed: A 200-year Vision, An Intergenerational Commitment signed on August 20, 2009).
-- Trong khi chờ đợi thiết kế và hoàn tất xây dựng cơ sở cho một Học Viện Mekong như trên, thì địa điểm khởi đầu của Học Viện Mekong có thể sẽ là Đại Học Quốc Gia Lào (NUOL / National University of Laos) ngay thủ đô Vạn Tượng, [cũng là nơi có trụ sở Ủy Hội Sông Mekong]. Đại Học Quốc Gia Lào còn rất non trẻ được thành lập năm 1996, là Đại Học Quốc Gia duy nhất, có liên kết với một số đại học ngoại quốc, chủ yếu là Nhật Bản. Đặc biệt hơn nữa, Đại Học này còn là thành viên của Mạng Lưới Giáo Dục và Nghiên Cứu Lưu Vực Lớn Sông Mekong (GMSARN/ Greater mekong Subregion Academic and Research Network) và cũng thuộc Mạng Lưới Đại Học ASEAN (AUN/ ASEAN University Network).
-- Xây dựng một Trung tâm Học Liệu (Learning Resource Center) chuyên ngành với tất cả sách vở tài liệu liên quan tới hệ sinh thái con sông Mekong và con sông Mississippi, và cả những con sông lớn khác, những con đập thủy điện của thế giới và hậu quả, ảnh hưởng của thay đổi khí hậu và nạn nhiễm mặn…
-- Thiết lập ban giảng huấn sẽ bao gồm các chuyên gia của Ủy Hội Sông Mekong và Ủy Hội Sông Mississippi, cùng với nhóm Chuyên Viên Tham vấn Quốc tế từ Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc [UNEP/ United Nations Environment Programme], chuyên gia Hội Các Con Đập Thế Giới [WCD/ World Commission Dams], Mạng Lưới Sông Quốc tế [IRN/ International River Network]… Họ sẽ được mời như những Giáo Sư Thỉnh Giảng cho Học Viện Sông Mekong. Tài liệu giảng của họ sẽ là nguồn thông tin vô cùng quý giá do từ những đúc kết qua thực tiễn.
-- Tuyển sinh mở rộng cho toàn lưu vực, từ các thành phần ưu tú biết ngoại ngữ, cộng thêm với tiêu chuẩn Fulbright “học tập xuất sắc và có năng khiếu lãnh đạo”. Việc cấp học bổng cho các sinh viên không phải chỉ có Lào mà cả từ các quốc gia trong toàn lưu vực như Cam Bốt, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam và cả từ Vân Nam Trung Quốc; không thể không bao gồm cả những sinh viên từ quốc gia Tây Tạng, không chỉ là cái nôi của con Sông Mekong và mà của cả những con sông lớn Châu Á.
-- Chương trình hướng tới đào tạo các kỹ sư môi sinh, ngoài phần lý thuyết họ sẽ được tiếp cận với thực tế bằng những chuyến du khảo qua các trọng điểm của con sông Mekong, qua các con đập, và không thể thiếu một thời gian thực tập tại cơ sở các Ủy Hội Sông Mekong và Ủy Hội Sông Mississippi. Họ sẽ ra trường với một tiểu luận tốt nghiệp về những đề tài khác nhau liên quan tới bảo vệ hệ sinh thái của con sông Mekong. Trong một tương lai xa hơn, có thể tiến tới những chương trình hậu đại học / post graduate education cho các học vị thạc sĩ và tiến sĩ.
Với trình độ kiến thức và tinh thần liên đới của đám sinh viên đa quốc gia ấy sẽ là “nguồn chất xám” bổ sung cho Ủy Hội Sông Mekong, thế hệ chuyên viên và lãnh đạo tương lai cho các chánh phủ địa phương đang bị thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Lớp chuyên viên trẻ đầy năng động này sẽ là mẫu số chung của một “Tinh Thần Sông Mekong”, tạo sự nối kết mở đường cho các bước hợp tác phát triển bền vững của 7 quốc gia trong toàn lưu vực sông Mekong. [7]
-- Học Viện Mekong sẽ là nơi diễn ra các Hội Nghị Quốc Tế, các cuộc Hội Thảo về Sông Mekong. Hướng đến thời điểm 2020, với 9 dự án đập dòng chính, đất nước Lào nói riêng và cả Lưu Vực Dưới Sông Mekong nói chung, nơi ấy đang trở thành “một trận địa môi sinh” khốc liệt không phải chỉ do hậu quả những con đập thủy điện bậc thềm khổng lồ của Trung Quốc trên thượng nguồn mà còn do những bước “khai thác tự hủy” của chính các quốc gia hạ nguồn.
TỚI SÁNG KIỀN HẠ LƯU MEKONG 2100
Phải xem đây như một kế hoạch đầu tư dài hạn và rất ý nghĩa cho “Một Tinh Thần Sông Mekong” trong toàn bộ các kế hoạch hợp tác và phát triển vùng. Mốc thời gian không phải chỉ có 8 năm [2012 – 2020], Học Viện Mekong sẽ là “viễn kiến 100 Năm” thế kỷ đầu của Thiên Niên Kỷ thứ Ba này.
Đã có những công trình tặng dữ nặng tính phô trương trên đất nước Lào: như Cung Văn Hóa do Trung Quốc xây ở Vạn Tượng, Viện Bảo Tàng Kaysone Phomvihane do Việt Nam xây ở Cây Số Sáu… Nhưng Học Viện Mekong là một biểu tượng khác hẳn: có một giá trị giáo dục và nhân bản không chỉ giúp ích cho đất nước Lào mà với cả Lưu Vực Lớn Sông Mekong/ Greater Mekong Subregion, mà là mối quan tâm cho hạnh phúc và an sinh cho hàng trăm triệu cư dân trong lưu vực mà xa hơn nữa là bảo vệ một con sông lớn thứ 11 của thế giới với cả một hệ sinh thái vô cùng phong phú – chỉ sau con Sông Amazon, trên toàn hành tinh này.
Cho dù bà Hillary Clinton không còn giữ chức Ngoại Trưởng trong nhiệm kỳ Tổng Thống mới của Hoa Kỳ, ông Jim Webb không còn là Thượng Nghị Sĩ của Thượng Viện, dù Dân Chủ hay Cộng Hòa, thì dấu ấn của “Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong” của Ngoại Trưởng Hillary Clinton cho những bước “phát triển bền vững, sustainable development” của toàn Lưu Vực không thể không tiếp tục và triển khai vì giá trị chiến lược và biểu tượng xây dựng hòa bình của viễn kiến ấy.
Dĩ nhiên có một cái giá cao và xứng đáng phải trả để bảo vệ con Sông Mekong: bảo vệ nguồn cá, nguồn lương thực, và bảo vệ cả một hệ sinh thái được coi như phong phú nhất của hành tinh này, cũng là bảo vệ cuộc sống hiện nay của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực và cả cho cho các thế hệ tương lai. Với tâm niệm rằng “Nói tới nguy cơ là còn thời gian. Tiêu vong là mất đi vĩnh viễn” (Endangered means we still have time. Extinction is forever -- Sea World San Diego).
NGÔ THẾ VINH, M.D.
California, 08/ 16/ 2012
Tham Khảo:
Có thể kể vài bước sắp tới nhằm cụ thể triển khai Sáng Kiến Hạ Lưu Sông Mekong 2020/ LMI 2020: [1]
-- Việt Nam sẽ cùng chủ tọa một hội nghị về Môi Sinh và Nước bao gồm rộng rãi các vấn đề vệ sinh, đương đầu với lũ lụt, cung cấp nước cho các đô thị, và những vấn đề liên quan khác.
-- Miến Điện sẽ cùng chủ tọa một hội nghị về các vấn đề Canh Nông và An Toàn Lương Thực cho toàn cư dân lưu vực Sông Mekong. Và cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEAN.
-- Lào cũng sẽ cùng chủ tọa một hội nghị xây dựng một nền móng Nối Kết [Connectivity], nhằm phát triển tối ưu hệ thống giao thông đường xá, các mạng lưới dẫn điện và khép lại sự phân tán của mạng lưới số [digital divide] giữa các cơ sở học viện và các nhóm cư dân.
-- Tiến đến hình thành “nhóm chuyên gia độc lập” từ bên ngoài có khả năng cống hiến những ý tưởng mới mẻ [fresh thinking] về sự kết hợp vùng [subregional integration], phát triển bền vững, ganh đua kinh tế, và quyền lợi hỗ tương trong các lãnh vực khác.
Đi thêm vào chi tiết của Sáng Kiến Hạ Lưu Sông Mekong 2020, (1) Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ một kết hợp mới [new partnership] giữa Chánh phủ Việt Nam và Đại học Harvard nhằm đào tạo một thế hệ tương lai những chuyên gia và các nhà lãnh đạo vùng trong các lãnh vực chủ yếu, (2) Nỗ lực gia tăng phòng chống sốt rét và biến đổi khí hậu. Hoa Kỳ sẽ đầu tư thêm 50 triệu MK trong 3 năm tới. Đây là phần thêm vào đối với những hỗ trợ song phương [bilateral support] mà Hoa Kỳ đã cung cấp, (3) Và để triển khai mạng lưới điều hợp Sáng Kiến Hạ Lưu Sông Mekong 2020, bước đầu tiên sẽ là một “tụ điểm điều hợp” [coordination hub] tại cơ quan USAID Bangkok. Và đã tới lúc cần di chuyển trung tâm này tới gần hơn con sông Mekong để chúng ta có thể tăng cường hợp tác và liên lạc.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, qua Sáng Kiến Hạ Lưu Sông Mekong 2020 cũng đã đặt ra “những câu hỏi nghiêm trọng về các con đập trên dòng chính Sông Mekong”. Hoa Kỳ đã từng khẩn thiết kêu gọi các quốc gia Mekong “hoãn xây những con đập mới” cho tới khi lượng giá được mọi ảnh hưởng của những con đập ấy. Một số khảo sát đã đề cập tới lợi lộc của sản xuất thủy điện, nhưng vẫn còn đó các câu hỏi thực sự chưa có lời giải đáp – là hậu quả của các con đập dòng chính ấy trên ngư nghiệp, canh nông, môi trường, sức khỏe và đời sống cư dân sẽ ra sao?
Qua Sáng Kiến Hạ Lưu Sông Mekong 2020, Hoa Kỳ đã sẵn sàng đóng góp thêm 1 triệu MK cho Ủy Hội Sông Mekong cho nghiên cứu và phát triển bền vững Sông Mekong, trong đó có khảo sát về tiềm năng ảnh hưởng những con đập dòng chính. Hoa Kỳ cũng yểm trợ thêm cho Ủy Hội Sông Mekong 2 triệu MK để thăng tiến Khả năng kỹ thuật cho các phát triển ngư nghiệp bền vững và cải thiện cuộc sống nông thôn.
Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020 có tiềm năng rất lớn, nhưng chính Ngoại Trưởng Hillary Clinton cũng thấy được tính uyển chuyển/ flexible của các dự án và chỉ có thể thành công nếu mọi thành viên đều hết lòng tham gia, góp ý với những cuộc đối thoại rất xây dựng và thẳng thắn. [2]
Trong bài viết cập nhật này, tác giả sẽ bàn về những bước triển khai và hiện thực của Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020 cùng với những đề xuất – như một đáp ứng theo yêu cầu góp ý của Ngoại Trưởng Hillary Clinton.
TỪ MỘT KINH NGHIỆM QUÁ KHỨ:
Đó là vào những năm 1960s giữa cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng leo thang, lúc đó tác giả bài viết này còn là sinh viên, điều hành tờ báo Y khoa Tình Thương, tòa soạn nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây cũng là nơi có dịp tiếp các phái đoàn sinh viên quốc tế như WUS (World University Service), và những nhà báo ngoại quốc tới thăm, với một vài tên tuổi tôi còn nhớ như: Takashi Oka phóng viên Chistian Science Monitor & New York Times, Jean-Claude Pomonti báo Le Monde, có cả nhà báo Phạm Xuân Ẩn tuần báo Times của Mỹ (mà sau này mới được biết là một điệp viên tình báo chiến lược của Hà Nội)… [14]
Nói chung giới truyền thông Tây Phương rất quan tâm tới “cái nhìn” của thanh niên sinh viên Việt Nam đối với cuộc chiến tranh đang diễn ra khốc liệt thời bấy giờ. Chưa kể tới cái giá phải trả về sinh mạng, mỗi tuần người Mỹ đổ vào cuộc chiến ấy hàng tỉ MK cho bom đạn và máy bay. Cũng giữa cuộc chiến tranh tàn phá khốc liệt đó, như một bông hoa hiếm trên sa mạc – một Trung Tâm Giáo Dục Y khoa hiện đại với hỗ trợ của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ (American Medical Association) tổn phí 2.7 triệu MK, một nửa do Hoa Kỳ tài trợ, một nửa từ ngân sách Việt Nam, đã được nhóm kiến trúc sư Mỹ Việt thiết kế và hoàn tất xây cất từ 1966, và trường Y Khoa Sài Gòn từ 28 Trần Quý Cáp, đã được chính thức dọn về địa chỉ mới này trên đường Hồng Bàng. [12]
Dự án xây cất một Bệnh viện Thực tập hiện đại 500 giường cũng trong khu đất kế cận TTGDYK, có cả Helipad tải thương là giai đoạn tiếp theo, đã không thể thực hiện khi người Mỹ bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Cũng tại tòa soạn báo Tình Thương ấy, chúng tôi còn nhớ là đã hơn một lần nói với những nhà báo Mỹ tới thăm ấy, là sau Chiến Tranh Việt Nam, người ta sẽ không còn nhớ đã có bao nhiêu chiếc máy bay và trực thăng bị bắn rơi, nhưng Trung Tâm Giáo Dục Y khoa Sài Gòn ấy sẽ cứ mãi là biểu tượng xây dựng của Hoa Kỳ trên đất nước Việt Nam.
Hình 2_ Trung Tâm Giáo Dục Y Khoa Sài Gòn với yểm trợ của Hiệp Hội Y Khoa
Hoa Kỳ được xây cất và hoàn tất năm1966 giữa giông bão của cuộc Chiến Tranh
Việt Nam.
Và ngót nửa thế kỷ sau, Trung Tâm Giáo Dục Y Khoa trên Đại lộ Hồng Bàng ấy, được xem như Made in USA ấy, [mà trị giá chỉ hơn một chiếc trực thăng bị bắn rơi] vẫn cứ an nhiên tồn tại, không phải chỉ như một cơ sở vật chất nhưng hơn thế nữa luôn luôn là một dấu ấn xây dựng tốt đẹp trong tâm khảm của người Việt ở cả hai phía.
TỚI MỘT DỰ ÁN ĐỀ XUẤT TRÊN ĐẤT LÀO
-- Thời điểm năm 2000, với nhận định Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam là một quốc gia cuối nguồn Sông Mekong, nơi sẽ chịu ảnh hưởng tích lũy do các bước khai thác không bền vững trên suốt chiều dài con sông; đó cũng là nơi trực tiếp bị ảnh hưởng của Biến Đổi Khí Hậu với nhiễm mặn và nước biển dâng cao. Do đó người viết đã đề nghị thành lập một Phân khoa Sông Mekong nơi Đại Học Cần Thơ, đó như một “think tank” có tầm vóc quốc tế, là trung tâm vừa nghiên cứu vừa giảng dạy nhằm cung cấp nguồn chất xám cho toàn lưu vực Sông Mekong. [13]
Nhưng rồi một thập niên trôi qua, Đại Học Cần Thơ vẫn chưa hình thành được một Phân Khoa Mekong, không phải chỉ do hạn chế về nguồn nhân lực và vật lực, nhưng hơn thế nữa do không có một nền “tự trị đại học” thì nơi ấy chưa thể là cái nôi cho một dự án như vậy.
-- Cũng thời điểm năm 2000 ấy, vẫn chưa có những biểu hiện đe dọa nhãn tiền về dự án 11 con đập dòng chính Hạ Lưu Sông Mekong. Vì kể từ đầu năm 2006, các công ty Thái Lan, Mã Lai và Trung Quốc mới lại được phép tiếp tục thực hiện những cuộc khảo sát về tính khả thi / feasibility study của những con “đập dòng chảy / run-of-river” thuộc Lưu Vực Dưới Sông Mekong.
-- Trong số 11 dự án con đập dòng chính Hạ Lưu, thì đã có 9 con đập nằm trên lãnh thổ Lào [ 2 đập còn lại Stung Treng và Sambor, thì thuộc Cam Bốt ]. Xayaburi, 1260 MW, là con đập dòng chính đầu tiên của Lào, đang gây sóng gió cho toàn lưu vực.
-- Quốc gia Lào với sẵn 9 dự án đập dòng chính và chưa kể vô số các con đập phụ lưu, sẽ là một vị trí địa dư tốt nhất cho một Học Viện Mekong; sẽ đóng vai trò “Ngọn Hải Đăng Trí Tuệ” chỉ đường cho mọi bước phát triển trong lưu vực.
-- Nhu cầu một tụ điểm điều hợp: cho dù đã có một tụ điểm điều hợp [coordination hub] của cơ quan USAID [Agency for International Development of the U.S.] tại Bangkok, nhưng như nhận định của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, đã tới lúc cần di chuyển trung tâm này tới gần hơn con Sông Mekong để chúng ta có thể tăng cường hợp tác và liên lạc. [1]
-- Thu hẹp khoảng cách phát triển: Lào là một nước thiếu tài nguyên ngoài tiềm năng thủy điện, được coi là một quốc gia nghèo và kém phát triển nhất trong 5 quốc gia Hạ Lưu Mekong. Một Học Viện Mekong trên đất Lào là một bước cụ thể để thu hẹp khoảng cách phát triển ấy. Đây cũng là một đền bù xứng đáng cho một đất nước bị tàn phá không ít trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai mà Lào không hề trực tiếp tham dự.
-- Cuối cùng nhưng không phải không quan trọng: Học Viện Mekong ấy không những có chức năng vô cùng cần thiết nhưng đó cũng là một chọn lựa đầu tư hiệu quả nhất [the most cost-effective investment] và là một biểu tượng ý nghĩa của hợp tác bền vững của Hoa Kỳ trong thời bình.
MỘT HỌC VIỆN MEKONG TRÊN ĐẤT LÀO
Sau đây là đề xuất của tác giả, với đề nghị từng bước thực hiện cụ thể để tiến tới hình thành một Học Viện Mekong:
-- Cơ sở của Học Viện Mekong tương lai sẽ được nhóm kiến trúc sư Mỹ Lào thiết kế (giống như bước khởi đầu của Trung tâm Giáo Dục Y Khoa Sài Gòn do nhóm kiến trúc sư Mỹ Việt kết hợp). Công trình kiến trúc ấy sẽ vừa phản ánh tính hiện đại vừa mang đậm nét văn hóa của dân tộc Lào. Kinh phí xây dựng một nửa sẽ do các quốc gia Mekong đóng góp, một nửa từ cơ quan USAID của Hoa Kỳ. Dĩ nhiên Học Viện Mekong sẽ có một tầm vóc và quy mô lớn hơn TTGDYK Sài Gòn, tương xứng với chức năng của một “học viện nghiên cứu khoa học và giáo dục” trên quy mô của toàn vùng Đông Nam Á.
-- Sự kiện kết nghĩa với Ủy Hội Sông Mississippi là một thuận lợi rất lớn cho những bước phát triển của Học Viện Mekong. Ủy Hội Sông Mississippi với lịch sử hàng trăm năm từ 1879, với kinh nghiệm tích lũy của gồm những thành tựu và cả sai lầm – chính những sai lầm ấy là bài học qúy giá để các quốc gia Mekong không một lần nữa tái phạm. Cũng cần học thêm cả “tầm nhìn xa” của các nhà quy hoạch Mỹ với “Viễn kiến 200 năm như một Cam Kết Liên Thế hệ” (America’s Watershed: A 200-year Vision, An Intergenerational Commitment signed on August 20, 2009).
-- Trong khi chờ đợi thiết kế và hoàn tất xây dựng cơ sở cho một Học Viện Mekong như trên, thì địa điểm khởi đầu của Học Viện Mekong có thể sẽ là Đại Học Quốc Gia Lào (NUOL / National University of Laos) ngay thủ đô Vạn Tượng, [cũng là nơi có trụ sở Ủy Hội Sông Mekong]. Đại Học Quốc Gia Lào còn rất non trẻ được thành lập năm 1996, là Đại Học Quốc Gia duy nhất, có liên kết với một số đại học ngoại quốc, chủ yếu là Nhật Bản. Đặc biệt hơn nữa, Đại Học này còn là thành viên của Mạng Lưới Giáo Dục và Nghiên Cứu Lưu Vực Lớn Sông Mekong (GMSARN/ Greater mekong Subregion Academic and Research Network) và cũng thuộc Mạng Lưới Đại Học ASEAN (AUN/ ASEAN University Network).
Hình 3_ Logo biểu tượng của Đại Học Quốc Gia Lào, thủ đô Vạn Tượng cũng
là thành viên của GMSARN / Mạng Lưới Giáo Dục và Nghiên Cứu Lưu Vực Lớn Sông
Mekong.
-- Xây dựng một Trung tâm Học Liệu (Learning Resource Center) chuyên ngành với tất cả sách vở tài liệu liên quan tới hệ sinh thái con sông Mekong và con sông Mississippi, và cả những con sông lớn khác, những con đập thủy điện của thế giới và hậu quả, ảnh hưởng của thay đổi khí hậu và nạn nhiễm mặn…
-- Thiết lập ban giảng huấn sẽ bao gồm các chuyên gia của Ủy Hội Sông Mekong và Ủy Hội Sông Mississippi, cùng với nhóm Chuyên Viên Tham vấn Quốc tế từ Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc [UNEP/ United Nations Environment Programme], chuyên gia Hội Các Con Đập Thế Giới [WCD/ World Commission Dams], Mạng Lưới Sông Quốc tế [IRN/ International River Network]… Họ sẽ được mời như những Giáo Sư Thỉnh Giảng cho Học Viện Sông Mekong. Tài liệu giảng của họ sẽ là nguồn thông tin vô cùng quý giá do từ những đúc kết qua thực tiễn.
-- Tuyển sinh mở rộng cho toàn lưu vực, từ các thành phần ưu tú biết ngoại ngữ, cộng thêm với tiêu chuẩn Fulbright “học tập xuất sắc và có năng khiếu lãnh đạo”. Việc cấp học bổng cho các sinh viên không phải chỉ có Lào mà cả từ các quốc gia trong toàn lưu vực như Cam Bốt, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam và cả từ Vân Nam Trung Quốc; không thể không bao gồm cả những sinh viên từ quốc gia Tây Tạng, không chỉ là cái nôi của con Sông Mekong và mà của cả những con sông lớn Châu Á.
-- Chương trình hướng tới đào tạo các kỹ sư môi sinh, ngoài phần lý thuyết họ sẽ được tiếp cận với thực tế bằng những chuyến du khảo qua các trọng điểm của con sông Mekong, qua các con đập, và không thể thiếu một thời gian thực tập tại cơ sở các Ủy Hội Sông Mekong và Ủy Hội Sông Mississippi. Họ sẽ ra trường với một tiểu luận tốt nghiệp về những đề tài khác nhau liên quan tới bảo vệ hệ sinh thái của con sông Mekong. Trong một tương lai xa hơn, có thể tiến tới những chương trình hậu đại học / post graduate education cho các học vị thạc sĩ và tiến sĩ.
Với trình độ kiến thức và tinh thần liên đới của đám sinh viên đa quốc gia ấy sẽ là “nguồn chất xám” bổ sung cho Ủy Hội Sông Mekong, thế hệ chuyên viên và lãnh đạo tương lai cho các chánh phủ địa phương đang bị thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Lớp chuyên viên trẻ đầy năng động này sẽ là mẫu số chung của một “Tinh Thần Sông Mekong”, tạo sự nối kết mở đường cho các bước hợp tác phát triển bền vững của 7 quốc gia trong toàn lưu vực sông Mekong. [7]
-- Học Viện Mekong sẽ là nơi diễn ra các Hội Nghị Quốc Tế, các cuộc Hội Thảo về Sông Mekong. Hướng đến thời điểm 2020, với 9 dự án đập dòng chính, đất nước Lào nói riêng và cả Lưu Vực Dưới Sông Mekong nói chung, nơi ấy đang trở thành “một trận địa môi sinh” khốc liệt không phải chỉ do hậu quả những con đập thủy điện bậc thềm khổng lồ của Trung Quốc trên thượng nguồn mà còn do những bước “khai thác tự hủy” của chính các quốc gia hạ nguồn.
TỚI SÁNG KIỀN HẠ LƯU MEKONG 2100
Phải xem đây như một kế hoạch đầu tư dài hạn và rất ý nghĩa cho “Một Tinh Thần Sông Mekong” trong toàn bộ các kế hoạch hợp tác và phát triển vùng. Mốc thời gian không phải chỉ có 8 năm [2012 – 2020], Học Viện Mekong sẽ là “viễn kiến 100 Năm” thế kỷ đầu của Thiên Niên Kỷ thứ Ba này.
Đã có những công trình tặng dữ nặng tính phô trương trên đất nước Lào: như Cung Văn Hóa do Trung Quốc xây ở Vạn Tượng, Viện Bảo Tàng Kaysone Phomvihane do Việt Nam xây ở Cây Số Sáu… Nhưng Học Viện Mekong là một biểu tượng khác hẳn: có một giá trị giáo dục và nhân bản không chỉ giúp ích cho đất nước Lào mà với cả Lưu Vực Lớn Sông Mekong/ Greater Mekong Subregion, mà là mối quan tâm cho hạnh phúc và an sinh cho hàng trăm triệu cư dân trong lưu vực mà xa hơn nữa là bảo vệ một con sông lớn thứ 11 của thế giới với cả một hệ sinh thái vô cùng phong phú – chỉ sau con Sông Amazon, trên toàn hành tinh này.
Cho dù bà Hillary Clinton không còn giữ chức Ngoại Trưởng trong nhiệm kỳ Tổng Thống mới của Hoa Kỳ, ông Jim Webb không còn là Thượng Nghị Sĩ của Thượng Viện, dù Dân Chủ hay Cộng Hòa, thì dấu ấn của “Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong” của Ngoại Trưởng Hillary Clinton cho những bước “phát triển bền vững, sustainable development” của toàn Lưu Vực không thể không tiếp tục và triển khai vì giá trị chiến lược và biểu tượng xây dựng hòa bình của viễn kiến ấy.
Dĩ nhiên có một cái giá cao và xứng đáng phải trả để bảo vệ con Sông Mekong: bảo vệ nguồn cá, nguồn lương thực, và bảo vệ cả một hệ sinh thái được coi như phong phú nhất của hành tinh này, cũng là bảo vệ cuộc sống hiện nay của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực và cả cho cho các thế hệ tương lai. Với tâm niệm rằng “Nói tới nguy cơ là còn thời gian. Tiêu vong là mất đi vĩnh viễn” (Endangered means we still have time. Extinction is forever -- Sea World San Diego).
NGÔ THẾ VINH, M.D.
California, 08/ 16/ 2012
Tham Khảo:
- Remarks From the Fifth Lower Mekong Initiative Ministerial
Remarks; Hillary Rodham Clinton; Phnom Penh, Cambodia, July 13, 2012 http://www.state.gov/secretary/rm/2012/07/194971.htm - Remarks at the Second Friends of the Lower Mekong Ministerial
Remarks; Hillary Rodham Clinton, Phnom Penh, Cambodia; July 13, 2012 http://www.state.gov/secretary/rm/2012/07/194957.htm - The Mekong Basin: A Challenging Neighborhood for The U.S. Ngô Thế Vinh; http://www.vietecology.org/Article.aspx/Article/88
- The Mekong and Mississippi Sister-River Partnership: Similarities and Differences; Ngô Thế Vinh, http://www.vietecology.org/Article.aspx/Article/58
- Challenge to Water and Security in Southeast Asia; U.S. Senate Committee on Foreign Relations; September 23, 2010; http://www.foreign.senate.gov/hearings/hearing/?id=4c2fd291-5056-a032-52fd-414f26c49704
- China Sees U.S. as Competitor and Declining Power, Insider Says; By Jane Perlez, April 2, 2012; http://www.nytimes.com/2012/04/03/world/asia/chinese-insider-offers-rare-glimpse-of-us-china-frictions.html?_r=1&hp
- Challenge to Water and Security in Southeast Asia; U.S. Senate Committee on Foreign Relations; Presiding: Senator Webb, Thursday, September 23, 2010; http://www.foreign.senate.gov/hearings/hearing/?id=4c2fd291-5056-a032-52fd-414f26c49704
- The Senate of The United Stated; S.Res. 227, July 7, 2011, A resolution calling for the protection of the Mekong River Basin and increased U.S. support for delaying the construction of mainstream dams along the Mekong River. http://www.govtrack.us/congress/bills/112/sres227/text
- The Mekong River at Risk 2012: With The “Spirit of The Mekong” We will Together Develop the Basin. Ngô Thế Vinh; http://www.vietecology.org/Article.aspx/Article/80
- Mekong, Tipping Point: Hydropower Dams, Human Security and Regional Stability; Richard Cronin, Timothy Hamlin; The Henry Stimson Center 2010; www.stimson.org
- Upon Their Shoulders: A History of The Mississippi River Commission from its Inception through the Advent of The modern Mississippi River and Tributaries Project. Charles A. Camillo and Mathew T. Pearcy. Mississippi River Commission; Vicksburg, Mississippi, 2006
- Saigon Medical School: An Experiment in International Medical Education: An Account of the American Medical Association’s Medical Education Project; C.H. William Ruhe and Ira Singer; Published by AMA June 1988.
- “Cần có Phân khoa Mekong cho Đại học Cần Thơ” http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Tuoi-tre-cuoi-tuan/334051/“Can-co-phan-khoa-Mekong-cho-Dai-hoc-Can-Tho”.html
- Nguyệt San Tình Thương 1963-1967; Tiếng Nói của Sinh Viên Y Khoa; Ngô Thế Vinh; Tình Thương Một Thời Nhân Bản, Tập San Y Sĩ – Hội Y Sĩ Việt Nam Canada, số 184, 01-2010.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét