Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

The Collapsing 1995 Mekong River Agreement MRC CEO, Hans Guttman should resign

On April 5, 1995, four lower Mekong countries Laos PDR, Thailand, Cambodia and Vietnam signed the Agreement on the Cooperation for the Sustainable Development of the Mekong and The Mekong River Commission (MRC) was born. This is an international treaty with a noble mission:

“To protect the environment, natural resources, aquatic life and conditions, and ecological balance of the Mekong River Basin from pollution or other harmful effects resulting from any development plans and uses of water and related resources in the Basin.” [Article 3]

The Agreement also outlines the member states' duty to notify, consult and enter in a specific agreement with the others BEFORE any project using Mekong water can proceed, the ONLY exception being intra-basin projects that use river water in rain season. The procedure is known as the PNCPA process. [Article 5]

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Hội Nghị Thượng Đỉnh Mekong 2 là một thất bại.

Phạm Phan Long P.E

Hội nghị thượng đỉnh quốc tế Mekong lần thứ 2 2014 tại Việt Nam đã bế mạc. Chính phủ Cam Bốt (CB) và Việt Nam (VN) đã không quyết liệt tranh đấu bó buộc chính phủ Lào tuân theo Điều Khoản 5 của Hiệp Định 1995 và nộp dự án thủy điện Don Sahong (trên dòng chính) của họ theo thủ tục tham vấn, thỏa hiệp (PNPCA) để cùng quyết định. CB và VN bỏ mất cơ hội và ra về tay không. TT Hun Sen và TT NTD đã bất lực để cho Lào tiếp tục đơn phương xây đập Xayaburi và Don Sahong trên thượng nguồn du họ vi phạm Hiệp Định 1995 và các nhà thầu yên tâm hoàn tất hai đập ấy và những đập khác đã dự trù. Thủ tướng CB và VN đã không dựa vào quyền lợi và tiếng nói của dân, vào hậu thuẫn của trí thức, vào khuyến cáo của các nước tài trợ, vào các công trình nghiên cứu quốc tế và vào cả dư luận thế giới để nhân dịp này áp lực khuyến cáo Lào ngưng xây đập và điều chỉnh lại cách điều hợp hoạt động của MRC chặt chẽ và hữu hiệu hơn.

Hiệp Định Mekong 1995 đang tan vỡ MRC CEO, Hans Guttman nên từ chức

Phạm Phan Long P.E

Hiện Hội Đồng sông Mekong đang họp thượng đỉnh lần thứ 2 tại TP HCM từ ngày 2 đến ngày 5 tháng tư, 2014. Mười chín năm trước, vào ngày 5 tháng 4, 1995, đại diện bốn nước Lào PDR, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam ký kết Hiệp Định sông Mekong và Mekong River Commission (MRC) ra đời. Dân cư lưu vực kỳ vọng Hiệp Định quốc tế này sẽ tạo phương tiện để các nước cùng phát triển tiềm năng sông Mekong một cách bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích cao cả các nước đã long trọng ký kết trong Hiệp Định là:

“To protect the environment, natural resources, aquatic life and conditions, and ecological balance of the Mekong River Basin from pollution or other harmful effects resulting from any development plans and uses of water and related resources in the Basin.” [Article 3]
“Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, ngư sinh và tình trạng cân bằng sinh thái cho lưu vực sông Mekong tránh khỏi hậu quả tai hại từ bất cứ một dự án sử dụng nước và tài nguyên nào trong lưu vực.” 

Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế ra Tuyên bố TPHCM

‘Tuyên bố thành phố Hồ Chí Minh’ của Hội nghị Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế được đưa ra hôm thứ bảy 5 tháng 4 vừa qua.

Đây là tuyên bố hết sức quan trọng đối với giới chuyên gia môi trường đang theo dõi tình hình lưu vực sông Mekong chảy qua địa phận sáu nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Miến, Điện, Kampuchia và Việt Nam. Lý do vì Ủy hội Sông Mekong là tổ chức gồm 4 nước Lào, Thái Lan, Việt Nam và Kampuchia chuyên lo các vấn đề liên quan dòng sông được xem là nguồn sống của nhiều người dân trong lưu vực này.

Ngay sau khi Tuyên bố vừa nói được đưa ra, biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi liên lạc với kỹ sư Phạm Phan Long thuộc Hội Sinh Thái Việt để hỏi về tuyến bố đó cho đề tài Khoa học - Môi trường kỳ này.


Trưởng Đoàn 4 nước thành viên tại Hội nghị Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế hôm thứ bảy 5 tháng 4 năm 2014.
Courtesy chinhphu.vn

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Hiệp định sông Mekong 'đang tan vỡ'?

Trong khi lãnh đạo các nước Ủy hội sông Mekong họp tại Việt Nam, đang có ý kiến chỉ trích cơ chế hiện hành, nhất là Hiệp định sông Mekong ký năm 1995. 
 

Sông Mekong là nguồn sống của 60 triệu người ở hạ lưu
 
Hội nghị thượng đỉnh Ủy hội sông Mekong lần thứ hai đang họp từ ngày 2/4-5/4 tại TP HCM, với sự tham gia của Thủ tướng các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Phó thủ tướng Thái Lan; các đoàn Trung Quốc, Miến Điện, các nhà tài trợ và các chuyên gia về sông Mekong.

Hội nghị thượng đỉnh do Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission - MRC) tổ chức bốn năm một lần, năm nay tập trung vào chủ đề "An ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu".