Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Thực vật và con người

GS Thái Công Tụng
(Bài nói chuyện ở SAIM 20 tháng 5 năm 2016)

Thực vật bao trùm mọi khía cạnh của đời sống loài người: ta  ăn là nhờ cây lúa, ta uống nhờ cây trà, ta mặc là nhờ cây bông vải, ta ở là nhờ cây rừng cho ta cột kèo, giường tủ,  ta hút nhờ cây thuốc lá, v.v. . Như vậy, cũng không lạ gì khi trong văn học thì chủ đề cây, hoa luôn luôn bàng bạc trong những vần thơ  .

1.Thực vật trong đời sống

Ta ăn. Cây lương thực bao gồm các cây ngủ cốc, cây cho củ, cây đậu ăn hạt
Trong văn hoá Á Đông, ăn cơm là chính mà cơm từ cây lúa. Lúa có thể là lúa ruộng hay lúa rẫy :

Vụ chiêm em cấy lúa di,
Vụ mùa lúa dé, sớm thì ba giăng
Thú quê rau cá đã từng
Gạo thơm cơm trắng chi bằng tám xoan

Các giống lúa trồng có hai loại chính: đó là lúa tẻ sản xuất ra gạo nấu cơm, hay là lúa nếp nấu xôi.
Trong văn hoá Tây phưong, họ ăn bánh mì  mà bánh mì làm từ bột hạt cây lúa mì

Lúa mì hay tiểu mạch, (Triticum)  là cây lương thực quan trọng cho loài người. Hạt lúa mì là một loại lương thực chung được sử dụng để làm bột mì trong sản xuất các loại bánh mì

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

An toàn của con người và toàn vẹn môi trường

Đặng Đình Cung
Kỹ sư tư vấn

Tai nạn cá chết hàng loạt ở Vũng Áng là một thảm họa vượt hẳn những gì có thể tưởng tượng được1. Nhưng đây chỉ là phần nổi của tảng băng môi trường bị xúc phạm ở nước ta. Bất cứ lúc nào, một tai nạn môi trường trầm trọng tương tự có thể xẩy ra ở một nơi như là Núi Pháo, Dak Nông – Tân Rai, Việt Trì, Dung Quất, Chu Lai, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Hải Phòng,... Đó là chưa kể đến những nơi có những dự án khổng lồ như là khu gang thép và điện nguyên tử ở Ninh Thuận. Nguyên do là bất cứ tác động nào của con người đều xúc phạm môi trường mà mỗi khi môi trường bị xúc phạm là an toàn của con người bị đe dọa.

Trong bài này chúng tôi xin trình bầy những gì cần làm để giảm thiểu độ nguy kịch của rủi ro xúc phạm an toàn của con người và toàn vẹn môi trường2. Chúng tôi xin dành những vấn đề thời sự như là Formosa hay nhà máy thép Cà Ná cho một bài khác.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Sông Mekong, sự trường tồn dân tộc và ICC

GS TS Luật Nguyễn Vân Nam

Ý kiến nói rằng đưa vụ sông Mê Kông ra Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là cơ hội duy nhất để dân tộc Việt vẫn còn mảnh đất hình chữ S có thể sống được và để chúng ta có quyền tự quyết định vận mệnh của mình, chứ không phải Trung Quốc.

Một dân tộc chỉ có thể nghĩ đến trường tồn, khi tối thiểu có được hai điều kiện căn bản: (1) một lãnh thổ có thể ở và sinh sống được; (2) một quốc gia không bị lệ thuộc. Trong thời đại Toàn cầu hóa, chủ quyền quốc gia đã trở thành một khái niệm có tính tương đối do sự đan quyện chặt chẽ của các Nhà nước quốc gia. Nhưng trong sự đan quyện ấy, mỗi quốc gia phải bảo đảm được quyền bình đằng, nhất định không thể trở thành lệ thuộc.

VỀ NGUYÊN NHÂN CÁ HỒ TÂY CHẾT

TS Nguyễn Đức Thắng

6-10-2016

Hồ Tây là hồ rộng lớn nhất ở Hà Nội, có tác dụng điều hòa khí hậu cho cả một vùng phía Tây của Thủ đô. Khi thấy cá chết cấp tính hàng loạt, rất nhiều, chỉ sau một đêm, để truy tìm nguyên nhân thì cần ưu tiên hàng đầu cho nguyên nhân cá chết vì thiếu oxy hòa tan trong nước (DO, disolved oxygen). Đó là hướng đi nhanh nhất, tiết kiệm nhất và phổ biến nhất mà thế giới thường làm. Nếu yếu tố này bị loại trừ, tiếp đến mới xem xét đến cá chết cấp tính vì độc tố (chết hàng loạt) hay là chết vì dịch bệnh (rải rác, kéo dài). Vì những qui luật, nguyên lý và định nghĩa cơ bản dưới đây:

1) Oxy hòa tan trong nước (DO) là yếu tố sinh thái, giới hạn sự sống và phát triển (ecological limiting factor), của tất cả các loài tôm cá, là “khắc tinh” đối với chúng, nhất là về ban đêm. Trong không khí, oxy có dư thừa cho mọi loài sinh vật trên cạn, khoảng 21% (tức 210.000 ppm). Nhưng oxy khí quyển hòa tan trong nước lại vô cùng ít, vô cùng nhỏ.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

PAK BENG CON DOMINO THỨ BA TRONG CHUỖI ĐẬP DÒNG CHÍNH MEKONG CỦA LÀO

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
và Uỷ Ban Quốc gia Mekong Việt Nam


Viraphonp Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào, khuôn mặt “trí tuệ” đứng sau mọi dự án phát triển thủy điện của quốc gia Lào. Ngày 15-10-2012 khi tới Viện Kỹ Thuật Á châu / AIT, Bangkok để duyệt xét mô hình dự án thủy điện Xayaburi, Viravong khẳng định: “Phát triển tiềm năng thủy điện của Lào là chuyện đương nhiên. Chỉ có vấn đề làm sao để thực hiện bền vững.” (5)


LẠI TIN CHẤN ĐỘNG

Theo Lao News Agency 14/07//2016, đập thuỷ điện Pak Beng dự trù được khởi công vào năm 2017. 

Theo Viraphon Viravong, Thứ trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào thì Pak Beng là một trong năm dự án thuỷ điện dòng chính trong vùng Bắc Lào, thuộc huyện Pak Beng, tỉnh Oudomsay.
Theo Daovong Phonekeo, Tổng Giám đốc Bộ Năng lượng và Kế hoạch Lào, Pak Beng là con đập dòng chảy / run-of-river, cách trung tâm huyện Pak Beng 14 km hướng thượng nguồn, với công xuất khoảng 912 MW, sản xuất điện trung bình/ năm là 4,775 GWh.

Trong cuộc họp báo từ đài truyền hình Paxason thủ đô Vạn Tượng, với giới truyền thông, với báo Vientiane Times, Thông tấn xã Lào và các cơ quan liên hệ, Daovong đã phát biểu: "Mục đích của dự án này là dùng nguồn thuỷ điện để sản xuất điện cho nhu cầu trong nước và xuất cảng,"

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

CƠ SỞ KHOA HỌC TÍNH TOÁN THIỆT HẠI THẢM HỌA SINH THÁI TẠI VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM TỪ THẢM HỌA FORMOSA VŨNG ÁNG: 1000 TỶ USD VÀ KHÔNG FORMOSA

TS. Nguyễn Thị Hải Yến, CHLBĐ, 5 July, 2016

Viet Ecology Foundation trân trọng giới thiệu một khảo cứu của TS Nguyễn thị Hải Yến thẩm định trên cơ sở khoa học thiệt hại kinh tế và môi sinh từ nhà máy xả thải Formosa ra biển Vũng Áng lên đến 1.000 tỉ USD. Trong khi chính quyền Việt Nam tuyên bố chấp nhận Formosa bồi thường 500 triệu USD mà thôi và không cho công chúng biết con số ai cung cấp và dựa vào cơ sở nào. Việc bạch hoá con tính này cho dân cư biết rõ đang trở thành nghiêm trọng vì chần chờ mỗi ngày qua đi mối nghi ngờ lại tăng lên. 

Cấu trúc bài viết này gồm 5 phần: Phần 1 cung cấp thông tin về lượng và chất các hệ sinh thái biển Việt Nam, đặc biệt là ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung nơi bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa Vũng Áng. Mục đích cung cấp cho cơ sở tính toán thiệt hại; Phần 2 cung cấp phương pháp tính toán các giá trị của các hệ sinh thái biển làm cơ sở chuyển đổi sang các giá trị thiệt hại; Phần 3 cung cấp chi tiết tính toán thiệt hại về mặt sinh thái của các hệ sinh thái dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung làm cơ sở để Việt Nam yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại. Đồng thời cũng cung cấp thông tin để thấy rằng sự thiệt hại khủng khiếp môi trường và tài nguyên từ những chính sách đầu tư ngu xuẩn. Cũng là thông điệp để các nhà đầu tư đã, đang và muốn có đầu tư vào Việt Nam cần phải cẩn trọng cam kết bảo vệ môi trường thay vì lợi dụng chính quyền qua mặt người dân; Phần 4: cung cấp thông tin về việc sử dụng tiền cho việc đền bù, đặc biệt là công việc đảm bảo an sinh của ngườì dân và nghiên cứu khoa học nhằm phục hồi lại chức năng sinh thái của các hệ sinh thái biển; Phần 5 là kết luận và yêu cầu.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Có còn con sông nước lớn, nước ròng?

LGT: Viet Ecology Foundation trân trọng giới thiệu bài báo sau đây của nhà báo Lê Quỳnh trên tạp chí Người Đô Thị, Lê Quynh đã giúp mang thông tin từ các nhà khoa học trong nước đến cho dân cư hiểu biết rõ vấn nạn bi đát đang xảy ra cho môi sinh đồng bằng sông Cửu Long. Bài tường trình này đặt vấn trách nhiệm cho giới chức chính quyền trước các tai hại các công trình thủy lợi và chính sách phát triển hạ tầng của hai thập niên qua mà dân cư nay phải hứng chịu. Bài tường trình này đang dược đón nhận rất trân trọng cả trong và ngòai nước sẽ góp phần thúc đẩy chính quyền tham vấn với trí thức, lắng nghe dân cư, đối phó với tác hại và tránh các công trình quy mô tốn kém không bền vững lại tiếp diễn trong tương lai.