Đặng Đình Cung
Kỹ sư tư vấn
Tai nạn cá chết hàng loạt ở Vũng Áng là một thảm họa vượt hẳn những gì có thể tưởng tượng được1. Nhưng đây chỉ là phần nổi của tảng băng môi trường bị xúc phạm ở nước ta. Bất cứ lúc nào, một tai nạn môi trường trầm trọng tương tự có thể xẩy ra ở một nơi như là Núi Pháo, Dak Nông – Tân Rai, Việt Trì, Dung Quất, Chu Lai, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Hải Phòng,... Đó là chưa kể đến những nơi có những dự án khổng lồ như là khu gang thép và điện nguyên tử ở Ninh Thuận. Nguyên do là bất cứ tác động nào của con người đều xúc phạm môi trường mà mỗi khi môi trường bị xúc phạm là an toàn của con người bị đe dọa.
Trong bài này chúng tôi xin trình bầy những gì cần làm để giảm thiểu độ nguy kịch của rủi ro xúc phạm an toàn của con người và toàn vẹn môi trường2. Chúng tôi xin dành những vấn đề thời sự như là Formosa hay nhà máy thép Cà Ná cho một bài khác.
Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016
Sông Mekong, sự trường tồn dân tộc và ICC
GS TS Luật Nguyễn Vân Nam
Ý kiến nói rằng đưa vụ sông Mê Kông ra Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là cơ hội duy nhất để dân tộc Việt vẫn còn mảnh đất hình chữ S có thể sống được và để chúng ta có quyền tự quyết định vận mệnh của mình, chứ không phải Trung Quốc.
Một dân tộc chỉ có thể nghĩ đến trường tồn, khi tối thiểu có được hai điều kiện căn bản: (1) một lãnh thổ có thể ở và sinh sống được; (2) một quốc gia không bị lệ thuộc. Trong thời đại Toàn cầu hóa, chủ quyền quốc gia đã trở thành một khái niệm có tính tương đối do sự đan quyện chặt chẽ của các Nhà nước quốc gia. Nhưng trong sự đan quyện ấy, mỗi quốc gia phải bảo đảm được quyền bình đằng, nhất định không thể trở thành lệ thuộc.
Ý kiến nói rằng đưa vụ sông Mê Kông ra Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là cơ hội duy nhất để dân tộc Việt vẫn còn mảnh đất hình chữ S có thể sống được và để chúng ta có quyền tự quyết định vận mệnh của mình, chứ không phải Trung Quốc.
Một dân tộc chỉ có thể nghĩ đến trường tồn, khi tối thiểu có được hai điều kiện căn bản: (1) một lãnh thổ có thể ở và sinh sống được; (2) một quốc gia không bị lệ thuộc. Trong thời đại Toàn cầu hóa, chủ quyền quốc gia đã trở thành một khái niệm có tính tương đối do sự đan quyện chặt chẽ của các Nhà nước quốc gia. Nhưng trong sự đan quyện ấy, mỗi quốc gia phải bảo đảm được quyền bình đằng, nhất định không thể trở thành lệ thuộc.
VỀ NGUYÊN NHÂN CÁ HỒ TÂY CHẾT
TS Nguyễn Đức Thắng
6-10-2016
Hồ Tây là hồ rộng lớn nhất ở Hà Nội, có tác dụng điều hòa khí hậu cho cả một vùng phía Tây của Thủ đô. Khi thấy cá chết cấp tính hàng loạt, rất nhiều, chỉ sau một đêm, để truy tìm nguyên nhân thì cần ưu tiên hàng đầu cho nguyên nhân cá chết vì thiếu oxy hòa tan trong nước (DO, disolved oxygen). Đó là hướng đi nhanh nhất, tiết kiệm nhất và phổ biến nhất mà thế giới thường làm. Nếu yếu tố này bị loại trừ, tiếp đến mới xem xét đến cá chết cấp tính vì độc tố (chết hàng loạt) hay là chết vì dịch bệnh (rải rác, kéo dài). Vì những qui luật, nguyên lý và định nghĩa cơ bản dưới đây:
1) Oxy hòa tan trong nước (DO) là yếu tố sinh thái, giới hạn sự sống và phát triển (ecological limiting factor), của tất cả các loài tôm cá, là “khắc tinh” đối với chúng, nhất là về ban đêm. Trong không khí, oxy có dư thừa cho mọi loài sinh vật trên cạn, khoảng 21% (tức 210.000 ppm). Nhưng oxy khí quyển hòa tan trong nước lại vô cùng ít, vô cùng nhỏ.
6-10-2016
Hồ Tây là hồ rộng lớn nhất ở Hà Nội, có tác dụng điều hòa khí hậu cho cả một vùng phía Tây của Thủ đô. Khi thấy cá chết cấp tính hàng loạt, rất nhiều, chỉ sau một đêm, để truy tìm nguyên nhân thì cần ưu tiên hàng đầu cho nguyên nhân cá chết vì thiếu oxy hòa tan trong nước (DO, disolved oxygen). Đó là hướng đi nhanh nhất, tiết kiệm nhất và phổ biến nhất mà thế giới thường làm. Nếu yếu tố này bị loại trừ, tiếp đến mới xem xét đến cá chết cấp tính vì độc tố (chết hàng loạt) hay là chết vì dịch bệnh (rải rác, kéo dài). Vì những qui luật, nguyên lý và định nghĩa cơ bản dưới đây:
1) Oxy hòa tan trong nước (DO) là yếu tố sinh thái, giới hạn sự sống và phát triển (ecological limiting factor), của tất cả các loài tôm cá, là “khắc tinh” đối với chúng, nhất là về ban đêm. Trong không khí, oxy có dư thừa cho mọi loài sinh vật trên cạn, khoảng 21% (tức 210.000 ppm). Nhưng oxy khí quyển hòa tan trong nước lại vô cùng ít, vô cùng nhỏ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)