Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Sự đe dọa của đập Don Sahong ở Lào

Giữa lúc người dân miền Trung đang gánh nhận thảm họa của hệ thống thủy điện vừa và nhỏ, thì một mối nguy khác của những đập thủy điện lớn bên nước Lào láng giềng đang đe dọa cuộc sống của người dân đồng bằng sông Cửu Long.


Con đập Xayaburi đã chắn ngang dòng chính Mekong (khởi công ngày 07/11/2012)
Courtesy ngothevinh
 
Đã có những hoạt động phản đối các đập này từ các tổ chức phi chính phủ Campuchia và Việt Nam. Kỹ sư Phạm Phan Long, một người tham gia nhiều các dự án hạ tầng tại California, đồng thời là thành viên của một tổ chức phi chính phủ đấu tranh cho môi trường là Việt Ecology, theo dõi rất sát các diễn biến xung quanh dự án con đập Don Sahong. Ông dành cho Kính Hòa cuộc nói chuyện về vấn đề này.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Lũ miền Trung, vì sao nên nỗi ?

Giới thiệu: Năm nay trận bão Hải Yến đã gây thiệt hại và tang thương cho dân cư miền Trung đồng thời gây sôi nổi dư luận xã hội về trách nhiệm của các hồ chứa thủy điện khi xả nước xuống trong lúc lũ lụt, tăng thêm mức độ hủy hoại, thậm chí còn hủy hoại cho dân cư các khu vực không có lũ lớn. Ông Nguyễn Thái Nguyên đã đặt câu hỏi và lý giải các sự việc đã gây ra biến đổi môi trường và đem hậu quả tai hại cho khu vực. Tia Sáng đã đăng bài này vào ngày 4 tháng 12, 2013. Tất cả các nguyên nhân ông Nguyên trình bày dẫn người đọc đến một thủ phạm chung đó là thất sách trong kế hoạch phát triển. Chính phủ đã bất chấp an nguy dân cư, coi thường hậu quả môi sinh xã hội, không sợ trách nhiệm và đã tận lực phá rừng, cắt sông và vơ vét thiên nhiên. Trong lúc dân cư căng thẳng không được trấn an, PTT Hoàng Trung Hải đã nhanh chóng trấn an các chủ đập là họ đã xả lũ "đúng quy trình". Chỉ một vài người chết vài căn hộ cuốn đã là sai, hàng năm vẫn có nhiều người chết nhiều nhà đổ và hồ vẫn xả dù theo quy trình, vẫn cứ thế mà làm là xúc phạm nạn nhân, coi thường tri thức dân cư và rõ hơn chính là ngu xuẩn.