Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

THE MEKONG BASIN A CHALLENGING NEIGHBORHOOD FOR THE U.S

NGÔ THẾ VINH

To the Friends of the Mekong
& VN 2020 Mekong Group


“The United States is back in South East Asia. President Obama and I believe that this region is vital to global process, peace and prosperity and we are fully engaged with our ASEAN partners on the wide range of challenges confronting us.” US Secretary of State Hillary Clinton, ASEAN Summit 07/ 28/ 2009.

“The United States and the global community have a strategic and moral obligation to preserve the health and wellbeing of the people who depend on the Mekong River for their livelihoods and way of life.” Senator Jim Webb’s Press Release 12/ 08/ 2011

AN OVERDUE COMEBACK FOR THE U.S.

In the post Vietnam War era, the withdrawal of the U.S. from Southeast Asia’s geographical and political arena created a void that offered a golden opportunity for an emerging and ambitious China to fill with earnest. The five nations in the Mekong Basin are now confronted with a growing threat emanating from that country’s economic as well as military expansion. The situation does not get any better with the attempt of a belligerent government in Beijing bent on the “Tibetization of the South China Sea” as described by B.A. Hamzak of the Malaysian Institute of Maritime Affairs.

Consequently, with the most vital interests of the U.S. at risk, the Obama administration cannot turn a blind eye to this challenge coming from China. This most populous country in the world is also seen as a fast emerging economic and military superpower that is not only content to compete fiercely with the U.S. but determined to overtake the latter within the next decade. According to Jane Perlez of the New York Times, the two countries are now inexorably locked in a “zero-sum” game. [9] Therefore, from a strategic standpoint, the return of the U.S. to the Southeast Asian region becomes an inevitable not optional process.

In the past, the U.S. had been a financial contributor to the Mekong River Committee and is presently providing foreign aids to the Mekong countries. In addition, it also exercises considerable influence with international institutions like the World Bank (WB), International Monetary Fund (IMF), and Asian Development Bank (ADB)… In such a capacity and with its active commitment, it is conceivable that the U.S. can regain its past standing and play a “countervailing” role to check China’s expansion into the basin.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

LƯU VỰC SÔNG MEKONG ĐỊA BÀN THÁCH ĐỐ CỦA HOA KỲ

NGÔ THẾ VINH

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long & VN 2020 Mekong Group

“Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á. Tổng Thống Obama và tôi tin rằng khu vực này là thiết yếu cho tiến trình toàn cầu, cho hòa bình và thịnh vượng và chúng tôi mở rộng cam kết với các thành viên thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á trên mọi thách đố trong tương lai.” Ngoại trưởng Hillary Clinton, ASEAN Summit 07/ 28/ 2009

“Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con Sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.” Thượng nghị sĩ Jim Webb’s Press Releases 12/ 08/ 2011

SỰ TRỞ LẠI MUỘN MÀNG CỦA HOA KỲ 

Sau Chiến Tranh Việt Nam, sự vắng bóng của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á đã để lại một khoảng trống về địa dư chánh trị, và đây cũng chính là vận hội để một Trung Quốc với tham vọng mau chóng lấp đầy. Với sức bành trướng của Trung Quốc từ kinh tế tới quân sự ngày càng đè nặng trên 5 quốc gia trong lưu vực sông Mekong, cộng thêm với những động thái hung hãn của Bắc Kinh nhằm “Tây Tạng Hóa vùng Biển Đông/ Tibetization of South China Sea”, nói theo ngôn từ rất tượng hình của B.A. Hamzak, thuộc Viện Hàng hải Mã Lai / Malaysian Institute of Maritime Affairs, đang trực tiếp đe dọa tới những quyền lợi thiết thân của chính nước Mỹ, đã đến lúc chánh quyền Tổng thống Obama không thể không quan tâm tới sự thách đố của Trung Quốc, một quốc gia đông dân nhất thế giới đang nhanh chóng vươn lên như một siêu cường cả về kinh tế lẫn quân sự. Bắc Kinh không chỉ cạnh tranh ráo riết mà còn với tham vọng vượt qua Mỹ trong thập niên tới của thế kỷ này. Nguy hiểm hơn nữa, nói theo ngôn từ của Jane Perlez, báo New York Time, đó là một “cạnh tranh mất-còn / zero-sum game.” [9] Do đó, một chiến lược trở lại với khu vực Đông Nam Á của Hoa Kỳ là một tiến trình tất yếu chứ không phải là ngẫu nhiên.

Hoa Kỳ là một trong những nước tài trợ cho Ủy Hội Sông Mekong, đồng thời cũng đã từng viện trợ cho các quốc gia Mekong, lại có tiếng nói đầy quyền uy trên các tổ chức ngân hàng lớn của thế giới như World Bank/ WB và Asian Development bank/ ADB… với tư thế đó cùng với hành động tích cực dấn thân, Hoa Kỳ hy vọng có thể tìm lại thế đứng, với “vai trò đối trọng” hạn chế được phần nào sức bành trướng của Trung Quốc trong lưu vực.

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Hỡi anh đi đường cái quan

Thái Công Tụng

Con đường cái quan, chạy dài từ Bắc vô Nam, xuyên qua các đồng bằng duyên hải miền Trung, xuyên đèo, qua suối, với câu hát trữ tình và trêu ghẹo:

Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than đôi lời
Đi đâu vội lắm ai ơi
Công việc đã có chị tôi ở nhà


Miền Trung gồm những đồng bằng từ Thanh Hoá vào đến Bình Thuận, có nhiều dòng sông chảy qua. Các dòng sông miền Trung cũng rất đa dạng, khi ngắn vì phát xuất từ sườn Đông dãy Trường Sơn vốn không xa bờ biển, khi dài vì phát nguyên từ đất Ai Lao (hay có chảy qua đất Lào). Và vì chảy qua các vùng có chế độ mưa khác nhau nên sự phân phối dòng chảy trong năm cũng khác biệt.
Cũng cùng một dòng sông nhưng có thể có nhiều tên khác nhau, tùy theo khúc sông.

Nhiều dòng sông có tính cách lịch sử như sông Danh, sông Bến Hải vì chứng kiến sự phân chia đất nước. Có dòng sông chảy qua vùng có đá vôi ở thượng nguồn như sông Danh, sông Nhật Lệ, có sông chảy qua lưu vực đá phún xuất như sông Ba v.v .

Sông ngòi có khi hiền hoà trôi, đem phù sa về đồng bằng, tạo nên xóm làng trù phú yên vui nhưng có lúc giận dữ với nước lụt trôi về với dòng chảy mạnh cuốn trôi ra biển người và tài sản.