NGÔ THẾ VINH
FOREWORD: This is the second of three articles entitled “A Look Forward
into the Next Half Century” discussing the prospects confronting the Mekong
Delta. The first article offers an overview of the situation with this main
conclusion: the governments of the countries bordering the Mekong are still
convinced that hydropower remains the least expensive source of energy to sustain
their nations’ pace of economic development. Sooner or later, the exploitation
of the hydropower potentials of the Mekong will prove to be an irreversible
process that will forge ahead over the last half of this century regardless
of the impacts that may be brought to bear on the eco-system of the Mekong,
particularly of the Mekong Delta in Vietnam.
The readers should be reminded of this historical fact: it is the Vietnamese
Minister of Foreign Affairs, Mr. Nguyen Manh Cam, who signed the Agreement to
establish the Mekong River Commission in 1995. This Agreement contains a fundamental
change that robs the member countries of their power to “veto” any projects
they deem detrimental to the river or to the neighboring states. More than once,
the author has expressed his reservations on this issue and emphasized that
Vietnam has committed a strategic mistake when it agreed to this change because
this country lies at the southern end of the river.
Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011
Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011
MEKONG-CỬU LONG 2011 NHÌN XA NỬA THẾ KỶ TỚI [2] PHÁC THẢO DỰ ÁNĐÊ BIỂN ĐA DỤNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG A POSSE AD ESSE / TỪ KHẢ NĂNG TỚI HIỆN THỰC
NGÔ THẾ VINH
LỜI MỞ ĐẦU_ Đây là bài viết thứ hai, trong số 3 bài viết về tương lai Đồng Bằng Sông Cửu Long “Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới”. Bài thứ nhất, như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do nhu cầu phát triển, những bước khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau hay chậm, trước hoặc sau, thì đó vẫn là một tiến trình không thể đảo nghịch trong vòng nửa thế kỷ tới.
Do áp lực mạnh mẽ của các quốc gia thuộc Lưu Vực Dưới sông Mekong, kể cả cộng đồng quốc tế, cho dùLào đã đã có quyết định tạm ngưng khởi công xây con đập thủy điện Xayaburi 1,260 MW, là con đập thủy điện dòng chính đầu tiên trong dự án 9 con đập của Lào;một dấu mốc được International Rivers Network / IRN và các nhà hoạt động môi sinh coi như một “thắng lợi”, nhưng cũng để thấy rằng đây chỉ là bước trì hoãn tạm thời.
Nếu so với hai con đập thượng nguồn Tiểu Loan /Xiaowan 4,500 MWvà Nọa Trác Độ/ Nuozhadu 5,850 MW của Trung Quốc, mỗi con đập có công xuất trên dưới lớn hơn 5 lần con đập Xayaburi, và riêng đập Tiểu Loan có hồ chứa lớn hơn cả tổng dung tích 11 con đập hạ lưu cộng lại, nhưng Bắc Kinh thì vẫn cứ ngang nhiên triển khai kế hoạch khai thác thủy điện sông Mekong của họ cho do dù có phản ứng chống đối của dư luận quốc tế. Sự khác biệt rất rõ ràng: Trung Quốc là một nước lớn với lý lẽ của kẻ mạnh và đầy tham vọng vươn lên như một siêu cường, Lào chỉ là một quốc gia nhược tiểu nghèo nàn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ từ bên ngoài để có thể thực hiện được các dự án đập của mình.
LỜI MỞ ĐẦU_ Đây là bài viết thứ hai, trong số 3 bài viết về tương lai Đồng Bằng Sông Cửu Long “Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới”. Bài thứ nhất, như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do nhu cầu phát triển, những bước khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau hay chậm, trước hoặc sau, thì đó vẫn là một tiến trình không thể đảo nghịch trong vòng nửa thế kỷ tới.
Do áp lực mạnh mẽ của các quốc gia thuộc Lưu Vực Dưới sông Mekong, kể cả cộng đồng quốc tế, cho dùLào đã đã có quyết định tạm ngưng khởi công xây con đập thủy điện Xayaburi 1,260 MW, là con đập thủy điện dòng chính đầu tiên trong dự án 9 con đập của Lào;một dấu mốc được International Rivers Network / IRN và các nhà hoạt động môi sinh coi như một “thắng lợi”, nhưng cũng để thấy rằng đây chỉ là bước trì hoãn tạm thời.
Nếu so với hai con đập thượng nguồn Tiểu Loan /Xiaowan 4,500 MWvà Nọa Trác Độ/ Nuozhadu 5,850 MW của Trung Quốc, mỗi con đập có công xuất trên dưới lớn hơn 5 lần con đập Xayaburi, và riêng đập Tiểu Loan có hồ chứa lớn hơn cả tổng dung tích 11 con đập hạ lưu cộng lại, nhưng Bắc Kinh thì vẫn cứ ngang nhiên triển khai kế hoạch khai thác thủy điện sông Mekong của họ cho do dù có phản ứng chống đối của dư luận quốc tế. Sự khác biệt rất rõ ràng: Trung Quốc là một nước lớn với lý lẽ của kẻ mạnh và đầy tham vọng vươn lên như một siêu cường, Lào chỉ là một quốc gia nhược tiểu nghèo nàn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ từ bên ngoài để có thể thực hiện được các dự án đập của mình.
ĐÊ BIỂN CHỐNG MẶN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Phạm Phan Long P.E
Ngô Minh Triết S.E
LỜI MỞ ĐẦU:
Công trình xây dựng đê biển chống mặn dọc duyên hải Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có tác dụng trực tiếp đến hơn 20 triệu cư dân ĐBSCL và ảnh hưởng đáng kể đến toàn dân Việt nam.
Một công trình có tầm vóc quốc gia như vậy đòi hỏi nổ lực của cả dân tộc, dựa vào nghiên cứu của những bộ óc ưu việt, những kiến thức kỹ thuật tân tiến, và quyết tâm chính trị đúng mức của nhà nước.
Ý thức rằng khả năng và phương tiện giới hạn, bài viết của chúng tôi chỉ nhầm mục đích là gợi ý, đưa ra một ý kiến về phương pháp chống lại sự xâm nhập của nước biển. Chúng tôi hy vọng tiếp theo sẽ có những nghiên cứu khoa học đứng đắn, với phương tiện kỹ thuật, do những chuyên viên cố vấn trong và ngoài nước đảm trách, tìm cách đối phó với vấn đề ngập mặn, bảo vệ ĐBSCL trong kế hoạch phát triển bền vững cho toàn lưu vực. Nhiên cứu này phải dựa vào những cái nhìn tổng thể về môi trường, quy hoạch kinh tế và hệ thống sinh thái của cả ĐBSCL.
Ngô Minh Triết S.E
LỜI MỞ ĐẦU:
Công trình xây dựng đê biển chống mặn dọc duyên hải Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có tác dụng trực tiếp đến hơn 20 triệu cư dân ĐBSCL và ảnh hưởng đáng kể đến toàn dân Việt nam.
Một công trình có tầm vóc quốc gia như vậy đòi hỏi nổ lực của cả dân tộc, dựa vào nghiên cứu của những bộ óc ưu việt, những kiến thức kỹ thuật tân tiến, và quyết tâm chính trị đúng mức của nhà nước.
Ý thức rằng khả năng và phương tiện giới hạn, bài viết của chúng tôi chỉ nhầm mục đích là gợi ý, đưa ra một ý kiến về phương pháp chống lại sự xâm nhập của nước biển. Chúng tôi hy vọng tiếp theo sẽ có những nghiên cứu khoa học đứng đắn, với phương tiện kỹ thuật, do những chuyên viên cố vấn trong và ngoài nước đảm trách, tìm cách đối phó với vấn đề ngập mặn, bảo vệ ĐBSCL trong kế hoạch phát triển bền vững cho toàn lưu vực. Nhiên cứu này phải dựa vào những cái nhìn tổng thể về môi trường, quy hoạch kinh tế và hệ thống sinh thái của cả ĐBSCL.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)