Sông Mekong mang nguồn sống cho 60 chục triệu dân nghèo nay đang biến thành nguồn tai họa giáng xuống họ, mực nước Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bỗng rút thấp hơn vào cuối mùa khô rồi lại dâng cao hơn vào đỉnh mùa lũ, bất thường và liên tục suốt trong thập niên 90 đến nay. Hàng năm, Mekong gây thiệt mạng hàng trăm người Việt và Cam Bốt phần lớn là trẻ em. Hiện tượng lũ lụt gia tăng này không hẳn do biến đổi khí hậu (gobal warming) hay dao động nhiệt độ El Nĩno (ENSO: El Nĩno Southern Oscillation). Nếu dựa vào dữ kiện thời tiết của Cơ Quan Khí Tượng Hoa Kỳ [NOAA] về vũ lượng trên vùng Đông Nam Á vào mùa mưa năm 2000 ta sẽ không thể kết luận hiện tượng lũ lụt nặng nề xuống Mekong năm ấy là do El Nino gây ra: Tuy có nhiều nơi mưa bất thường thật nhưng mưa không nằm trên lưu vực sông Mekong. Lụt năm 2000 có lẽ là hậu quả của nhiều nguyên nhân, mà có lẽ nguyên nhân chính là do con người: Từ việc phá rừng lấy gỗ bất hợp pháp ở thượng nguồn, việc chận ngang sông xây đập giữ nước rồi lại xả nước từ các hồ chứa. Theo KS Nguyễn Minh Quang thì chính các công trình thủy nông, việc nâng cao kênh đào, các đê ngăn mặn và các tuyến đường trong ĐBSCL do con người làm ra đã khiến lũ dâng cao hơn, nhanh hơn vì không thể tự nhiên chảy thoát ra biển [1]. [Hình 1]
Thứ Hai, 18 tháng 7, 2005
Mekong Dòng Sông Tranh Chấp
Sông Mekong mang nguồn sống cho 60 chục triệu dân nghèo nay đang biến thành nguồn tai họa giáng xuống họ, mực nước Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bỗng rút thấp hơn vào cuối mùa khô rồi lại dâng cao hơn vào đỉnh mùa lũ, bất thường và liên tục suốt trong thập niên 90 đến nay. Hàng năm, Mekong gây thiệt mạng hàng trăm người Việt và Cam Bốt phần lớn là trẻ em. Hiện tượng lũ lụt gia tăng này không hẳn do biến đổi khí hậu (gobal warming) hay dao động nhiệt độ El Nĩno (ENSO: El Nĩno Southern Oscillation). Nếu dựa vào dữ kiện thời tiết của Cơ Quan Khí Tượng Hoa Kỳ [NOAA] về vũ lượng trên vùng Đông Nam Á vào mùa mưa năm 2000 ta sẽ không thể kết luận hiện tượng lũ lụt nặng nề xuống Mekong năm ấy là do El Nino gây ra: Tuy có nhiều nơi mưa bất thường thật nhưng mưa không nằm trên lưu vực sông Mekong. Lụt năm 2000 có lẽ là hậu quả của nhiều nguyên nhân, mà có lẽ nguyên nhân chính là do con người: Từ việc phá rừng lấy gỗ bất hợp pháp ở thượng nguồn, việc chận ngang sông xây đập giữ nước rồi lại xả nước từ các hồ chứa. Theo KS Nguyễn Minh Quang thì chính các công trình thủy nông, việc nâng cao kênh đào, các đê ngăn mặn và các tuyến đường trong ĐBSCL do con người làm ra đã khiến lũ dâng cao hơn, nhanh hơn vì không thể tự nhiên chảy thoát ra biển [1]. [Hình 1]
Lâm Ấp, Champa và di sản
Nguyễn Đức Hiệp
Trong chuyến về lại Việt Nam vào đầu năm 2004, tôi có dịp viếng thăm miền trung Việt Nam chủ yếu là ở ba thành phố chính: Huế, Đà Nẵng và Hội An. Huế thơ mộng đượm nét Việt Nam, Hội An cổ kính với nhiều ảnh hưởng của văn hoá Hoa kiều (Minh Hương), và Đà Nẵng thì lại mới mẻ và năng động. Có lẽ đa số khách du lịch sẽ chọn Huế hay Hội An là địa điểm đáng thăm nhất qua bề dầy lịch sử và nét cổ kính của hai thành phố này. Nhưng chính Đà nẵng là nơi tôi chú ý hơn vì ở đấy có Viện bảo tàng văn hoá Chăm chứa đựng nhiều bảo vật quý giá của nền văn minh cổ Champa.
Trong lứa tuổi tuổi học trò ở trung học, tôi rất thích môn học lịch sử và tò mò về vương quốc Chăm. Sự tò mò pha lẫn lãng mạng và nuối tiếc một nền văn minh đã tàn lụi, có lẽ một phần bị ảnh hưởng từ tập thơ “Điêu tàn” của Chế Lan Viên. Gần đây, tôi có dịp đọc tập thơ “Tháp Nắng” và các bài nghiên cứu có giá trị về văn hoá Chăm của Inrasara (Phú Trạm), một người Việt gốc Chăm. Cuộc hành trình trỡ về nguồn gốc Chăm của Inrasara được kể lại rất chân tình và cảm động, làm tôi ray rức và càng muốn học hỏi thêm về một bộ phận dân tộc và văn hoá ít được quan tâm đến ở Việt Nam. Tôi đến thăm Viện bảo tàng Đà Nẵng với mục đích tìm hiểu về quá trình phát triển mỹ thuật Chăm qua các phong cách khác nhau của các tháp Chăm.
Trong chuyến về lại Việt Nam vào đầu năm 2004, tôi có dịp viếng thăm miền trung Việt Nam chủ yếu là ở ba thành phố chính: Huế, Đà Nẵng và Hội An. Huế thơ mộng đượm nét Việt Nam, Hội An cổ kính với nhiều ảnh hưởng của văn hoá Hoa kiều (Minh Hương), và Đà Nẵng thì lại mới mẻ và năng động. Có lẽ đa số khách du lịch sẽ chọn Huế hay Hội An là địa điểm đáng thăm nhất qua bề dầy lịch sử và nét cổ kính của hai thành phố này. Nhưng chính Đà nẵng là nơi tôi chú ý hơn vì ở đấy có Viện bảo tàng văn hoá Chăm chứa đựng nhiều bảo vật quý giá của nền văn minh cổ Champa.
Trong lứa tuổi tuổi học trò ở trung học, tôi rất thích môn học lịch sử và tò mò về vương quốc Chăm. Sự tò mò pha lẫn lãng mạng và nuối tiếc một nền văn minh đã tàn lụi, có lẽ một phần bị ảnh hưởng từ tập thơ “Điêu tàn” của Chế Lan Viên. Gần đây, tôi có dịp đọc tập thơ “Tháp Nắng” và các bài nghiên cứu có giá trị về văn hoá Chăm của Inrasara (Phú Trạm), một người Việt gốc Chăm. Cuộc hành trình trỡ về nguồn gốc Chăm của Inrasara được kể lại rất chân tình và cảm động, làm tôi ray rức và càng muốn học hỏi thêm về một bộ phận dân tộc và văn hoá ít được quan tâm đến ở Việt Nam. Tôi đến thăm Viện bảo tàng Đà Nẵng với mục đích tìm hiểu về quá trình phát triển mỹ thuật Chăm qua các phong cách khác nhau của các tháp Chăm.
Khí hậu và hiện tượng El Nino
Nguyễn Đức Hiệp
Đầu tháng 8 năm 2004, cơ quan khí tượng Úc dự đoán là hiện tượng El Nino sẽ trở lại khoảng cuối năm nay và nhiều nơi ở Úc, Indonesia sẽ bị khô hơn bình thường, nguy cơ hạn hán có thể xảy ra. Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino không chỉ giới hạn ở trong vùng Indonesia, Úc châu mà còn khắp nhiều nơi trên thế giới. Vì tầm quan trọng của hiện tượng này trên khí hậu trái đất, nhiều nước trên thế giới đã và đang đầu tư tài chánh và nhân lực rất nhiều để nghiên cứu, tìm hiểu nguyên do, hậu quả của El Nino và tiên đoán sự hình thành của hiện tượng này.
Hiện tượng El Nino, còn được gọi là Dao động phương Nam (Southern Oscillation) trong khí tượng học, xuất hiện từ khi có sự thành hình của các lục địa châu Á, châu Mỹ và biển Thái Bình Dương. Vì thế nó đã có từ lâu rồi. Tuy vậy hiện tượng El Nino chỉ được biết rõ và nghiên cứu bắt đầu từ cuối thập niên 1960. Người thổ dân Inca ở Nam Mỹ trong các thế kỷ trước đã áp dụng kiến thức về hiện tượng này và thích ứng vào sinh hoạt canh nông. Khi chòm sao Pleiades trong đêm vào tháng sáu trông rất rõ (kể cả các sao không sáng) thì vài tháng sau từ lúc ấy sẽ có nhiều mưa. Ngược lại khi chúng bị mờ, hạn hán thường xảy ra sau đó. Ngày nay ta biết rằng trong lúc có hiện tượng El Nino, mây rất cao loại cirrus thường có trên dãy núi Andes, do các mưa bảo từ xa ở phía đông Thái bình dương mang đến. Chính những mây này làm mờ đi chòm sao Pleiades.
Đầu tháng 8 năm 2004, cơ quan khí tượng Úc dự đoán là hiện tượng El Nino sẽ trở lại khoảng cuối năm nay và nhiều nơi ở Úc, Indonesia sẽ bị khô hơn bình thường, nguy cơ hạn hán có thể xảy ra. Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino không chỉ giới hạn ở trong vùng Indonesia, Úc châu mà còn khắp nhiều nơi trên thế giới. Vì tầm quan trọng của hiện tượng này trên khí hậu trái đất, nhiều nước trên thế giới đã và đang đầu tư tài chánh và nhân lực rất nhiều để nghiên cứu, tìm hiểu nguyên do, hậu quả của El Nino và tiên đoán sự hình thành của hiện tượng này.
Hiện tượng El Nino, còn được gọi là Dao động phương Nam (Southern Oscillation) trong khí tượng học, xuất hiện từ khi có sự thành hình của các lục địa châu Á, châu Mỹ và biển Thái Bình Dương. Vì thế nó đã có từ lâu rồi. Tuy vậy hiện tượng El Nino chỉ được biết rõ và nghiên cứu bắt đầu từ cuối thập niên 1960. Người thổ dân Inca ở Nam Mỹ trong các thế kỷ trước đã áp dụng kiến thức về hiện tượng này và thích ứng vào sinh hoạt canh nông. Khi chòm sao Pleiades trong đêm vào tháng sáu trông rất rõ (kể cả các sao không sáng) thì vài tháng sau từ lúc ấy sẽ có nhiều mưa. Ngược lại khi chúng bị mờ, hạn hán thường xảy ra sau đó. Ngày nay ta biết rằng trong lúc có hiện tượng El Nino, mây rất cao loại cirrus thường có trên dãy núi Andes, do các mưa bảo từ xa ở phía đông Thái bình dương mang đến. Chính những mây này làm mờ đi chòm sao Pleiades.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)